Nhiều ý kiến trước thềm cuộc họp của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho rằng, cơ quan này sẽ tiếp tục cắt giảm suất về gần mức 0%.
Đáng chú ý, nhiều thông tin cho rằng lãi suất ngắn hạn của Mỹ sẽ lần đầu tiên được điều chỉnh về gần mức 0% kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Theo công cụ FedWatch của Nhóm CME, thị trường dự đoán có tới 93,5% khả năng FED cắt giảm lãi suất cơ bản ngắn hạn ít nhất 0,25% trong cuộc họp ngày 30/10 tới. Trong khi đó, tỷ lệ dự đoán khả năng này là 64,1% trong tháng trước.
Có thể bạn quan tâm
06:00, 20/10/2019
12:12, 22/09/2019
06:03, 19/09/2019
11:19, 18/09/2019
Trong khi đó, giới chuyên gia phân tích cũng cho rằng thị trường đang đánh giá thấp khả năng FED tiếp tục giảm lãi suất trong năm tới. Theo đó, FED có khả năng đưa lãi suất cơ bản ngắn hạn về mức gần 0% trước khi tăng lãi suất vào năm 2015.
Dự kiến, trong các đợt hạ lãi suất sắp tới, FED nhiều khả năng sẽ đưa ra mức cắt giảm "chuẩn" 0,25 điểm phần trăm mỗi đợt, nhưng cũng không thể loại trừ khả năng mức cắt giảm lớn hơn, chẳng hạn 0,5 điểm phần trăm.
Hiện tại Chủ tịch FED Jerromr Powell đang phải đối mặt với nhiều áp lực để cắt giảm lãi suất trong những tháng tới, đặc biệt là khi cuộc chiến thương mại của Mỹ với Trung Quốc dường như đang làm tổn thương nền kinh tế Mỹ.
Liên tiếp trong thời gian qua, các nhà kinh tế liên tục báo động về nguy cơ suy thoái gia tăng đối với kinh tế Mỹ khi lòng tin của người tiêu dùng, doanh nghiệp và các dữ liệu hoạt động sản xuất tại Mỹ giảm sút.
Cụ thể, chuyên gia Seth Carpenter của ngân hàng UBS nhận xét, lượng đơn hàng mới và xuất khẩu các tư liệu sản xuất chủ chốt do Mỹ chế tạo đã giảm trong tháng Chín cho thấy hoạt động đầu tư kinh doanh vẫn ảm đạm. Đồng thời, mức tăng việc làm thấp hơn mong đợi đang cho thấy nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại.
"Nếu nền kinh tế tiếp tục có những tín hiệu tiêu cực, FED có khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 10 và tháng 12/2019. Sau đó, Fed sẽ dừng lại", chuyên gia này nhận định.
Có thể thấy, từ đầu năm 2019 đến nay, FED đã 2 lần cắt giảm lãi suất nhẵm hỗ trợ kinh tế Mỹ chống đỡ những cơn sốc của cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Mặc dù vậy, một số ý kiến cho rằng, FED không nên hạ lãi suất trong lần họp này.
Về lý thuyết, việc giảm lãi suất trong thời điểm này có thể thúc đẩy xuất khẩu của Mỹ và lợi nhuận của các công ty đa quốc gia Mỹ. Tuy nhiên, lãi suất thấp hơn cũng mang lại những hậu quả nghiêm trọng như có thể làm suy yếu đồng đô la.
Lãi suất thấp cũng không khuyến khích mọi người tiết kiệm, vì các ngân hàng có thể sẽ cắt giảm số tiền chi trả cho các tài khoản khi lãi suất giảm. Nhà phân tích Fred Cannon của KBW lưu ý, ước tính lợi nhuận của các ngân hàng khu vực lớn như Comerica (CMA), Zions (ZION), M & T (MTB) và Fifth Third (FITB) sẽ lao dốc nếu lãi suất tiếp tục giảm.
Các ngân hàng này sẽ không thể kiếm được nhiều tiền từ các khoản vay trong môi trường lãi suất thấp hơn, hoặc âm. Thậm chí, các công ty tài chính cũng sẽ bị tổn thương.
Mặt khác, cho đến nay, những rủi ro địa chính trị đã phần nào giảm bớt như các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc đang tiến triển và nước Anh tiếp tục trì hoãn Brexit. Đồng thời, việc không cắt giảm lãi suất vào thời điểm hiện tại sẽ làm củng cố niềm tin rằng FED không chịu bất kỳ một áp lực nào từ phía Nhà Trắng.
Vì vậy, trừ khi nền kinh tế Mỹ đối mặt với những dấu hiệu suy thoái nặng nề, Fed sẽ đưa lãi suất trở về 0 hoặc thử nghiệm với lãi suất âm.