Gạo Việt vào EU: “Mình làm khó ta”

Diendandoanhnghiep.vn Nghị định hướng dẫn xuất khẩu gạo vào EU bị nhiều doanh nghiệp phản ánh có quy định chưa tạo sự đơn giản hóa cho doanh nghiệp mà tạo ra cơ chế xin - cho.

Góp ý cho dự thảo Nghị định hướng dẫn quy trình đăng ký chứng nhận chủng loại gạo xuất khẩu vào EU để được hưởng ưu đãi hạn ngạch do Bộ NN&PTNT đang xây dựng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng phải thẳng thắn kiến nghị với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT không đưa thêm điều kiện và giấy phép vào Nghị định mới.

Đường nhỏ lắm gập ghềnh

 Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An giới thiệu sản phẩm gạo sạch an toàn. Ảnh: HĐ

Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An giới thiệu sản phẩm gạo sạch an toàn. Ảnh: HĐ

Để tận dụng hạn ngạch xuất khẩu gạo 80.000 tấn mỗi năm từ 1/8/2020 vào thị trường EU theo Hiệp định EVFTA, một trong những thách thức lớn mà doanh nghiệp phải đối mặt đó là tiêu chuẩn kỹ thuật và hàng rào phi thuế quan. Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, cho biết dư địa để xuất khẩu gạo vào EU là rất lớn, nhất là khi thuế quan về 0%. Hạn ngạch 80.000 tấn so với sản lượng xuất khẩu gạo mỗi năm của Việt Nam khoảng 7 triệu tấn là khá nhỏ. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt chưa chắc đã dùng hết hạn ngạch vừa nêu vì không có đủ gạo tiêu chuẩn.

Muốn xuất khẩu được gạo vào EU, những lô hàng gạo thơm thuộc diện hạn ngạch thuế quan (RTQ) phải có chứng nhận đúng chủng loại được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và ghi rõ "gạo thuộc một trong các chủng loại được hưởng ưu đãi theo RTQ của EVFTA". Đồng thời, doanh nghiệp phải có chứng nhận Global G.A.P và phải thay đổi quy trình canh tác, trồng trọt so với trước đây. Ví dụ, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để giữ chất lượng gạo và phải xây dựng được chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Đặc biệt điều mà doanh nghiệp lo lắng, trong dự thảo Nghị định trên quy định, để được hưởng ưu đãi hạn ngạch, Cục Trồng trọt sẽ thực hiện xác nhận chủng loại gạo với hàng loạt tiêu chí được đánh giá là “rất phức tạp” mà doanh nghiệp phải đáp ứng.

Tự làm khó nhau

Được biết, tại lần lấy ý kiến lần 1, dự thảo Nghị định quy định “Lô ruộng sản xuất là 1 diện tích xác định của 1 hoặc nhiều thửa ruộng liền kề được gieo cấy cùng loại giống, cùng thời gian trồng và canh tác... Mỗi lô ruộng sản xuất có diện tích không lớn hơn 10 ha”. Con số 10 ha được đưa ra, vì có ý kiến cho rằng, để đảm bảo việc kiểm tra độ đúng của giống, thì mức tối đa 10 ha là phù hợp với thực tế sản xuất.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Lý, Giám đốc Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống và sản phẩm cây trồng vùng Nam Bộ cho biết, vùng sản xuất thì không giới hạn diện tích. Bởi vì, với lô ruộng sản xuất là đơn vị nhỏ nhất để thực hiện kiểm tra, phải có giới hạn diện tích nhất định, vì diện tích quá lớn sẽ khó đảm bảo tính đồng nhất. Theo ông Lý, thông lệ chung của quốc tế về lô kiểm định, kiểm nghiệm sản phẩm đều có giới hạn tối đa. Do đó, cơ quan soạn thảo cần cân nhắc giới hạn với lô sản xuất. Ví dụ, đối với ruộng sản xuất giống thì 10 ha, ruộng thương phẩm có thể lên gấp đôi hoặc lớn hơn. Còn về phương pháp thì tương tự, kiểm tra ruộng sản xuất giống xác nhận.

Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Trung An thì cho rằng, không nên quy định cụ thể con số diện tích trong Nghị định, mà chỉ cần đảm bảo diện tích đúng giống và liền khoảnh. Bởi bản thân doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu gạo chất lượng sang EU đã phải nỗ lực đảm bảo tính thuần và chất lượng đồng đều của giống trên đồng ruộng. “Diện tích đồng ruộng cần kiểm tra, chỉ nên thống nhất trong thao tác kỹ thuật giữa đơn vị kiểm tra và doanh nghiệp. Giới hạn cụ thể diện tích đồng ruộng phải kiểm tra là không hợp lý”, ông Bình đề xuất.

Đồng tình với quan điểm trên, đại diện Tập đoàn Lộc Trời cũng cho rằng, khi thực hiện sản xuất lớn, diện tích cánh đồng có thể lên đến 100 - 1.000 ha mới đảm bảo hiệu quả. Nếu có quy định, thì diện tích mỗi lô ruộng sản xuất phải ở mức cao hơn nhiều quy định 10 ha.

Bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương):

EU là một trong những thị trường có yêu cầu chất lượng, kỹ thuật cao nhất thế giới. Đặc biệt, với nông sản, thủy sản, EU không chỉ đòi hỏi tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm, dư lượng hóa chất, mà còn chú trọng đến yếu tố môi trường, phát triển bền vững.

Riêng với gạo thơm, để được hưởng thuế suất 0% theo hạn ngạch, các lô hàng thuộc diện hạn ngạch vào EU phải có giấy chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu rõ gạo thuộc một trong các chủng loại gạo được hưởng ưu đãi theo EVFTA.

TS Phùng Giang Hải, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn:

Việc xây dựng nghị định hướng dẫn đưa vào Việt vào EU đang ra phải hoàn thành trước tháng 8 (thời điệm EVFTA có hiệu lực). Nghị định lần này cũng có thể nói chỉ dành cho một loại mặt hàng là gạo thơm, nên nội dung cần thật đơn giản, ngắn gọn về thủ tục. Việc đưa ra các quy định của Nghị định cần sát vào những yêu cầu từ phía thị trường EU. Cơ quan soạn thảo đừng tự làm khó mình để Nghị định nhanh chóng đi vào cuộc sống, doanh nghiệp dễ dàng thực hiện.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Gạo Việt vào EU: “Mình làm khó ta” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714289885 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714289885 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10