Các dự báo cho thấy, đến năm 2023, Gen Z sẽ chiếm đến 70-80% lực lượng lao động toàn cầu.
>>Con đường trở thành một nhà lãnh đạo sáng tạo
Trong tầm nhìn dài hạn đến 2035, thế hệ bùng nổ (Baby boomer, sinh trước 1966) nghỉ hưu, thế hệ X cũng sẽ sớm chuyển giao và lui về vai trò hỗ trợ, thế hệ Gen Z tiến gần hơn đến vai trò của người lãnh đạo, là thế hệ lãnh đạo mới của doanh nghiệp trong tương lai.
Các dự báo cho thấy, đến năm 2023, Gen Z sẽ chiếm đến 70-80% lực lượng lao động toàn cầu. Trung tâm Nghiên cứu Cao cấp về Khoa học Hành vi (CASBS), Đại học Stanford cho biết thế hệ Z được tiếp cận sớm với cuộc sống công nghệ, phát triển những đặc tính nổi bật trong bối cảnh mới. Do vậy họ sẽ có những suy khác biệt so với nhà lãnh đạo thế hệ đầu, lớn lên trong bối cảnh kinh tế sau chiến tranh. Điều này tác động đến tư duy quản trị doanh nghiệp.
Lãnh đạo Gen Z là những người linh hoạt, sẵn sàng thay đổi mới hướng đến tạo ra những giá trị khác biệt. Thế hệ này đã chứng kiến biến động chính trị và xã hội trong 5 thập kỷ qua. Họ ý thức được hoạt động kinh doanh càng thách thức, doanh nghiệp cần có sự đổi mới để không bị bỏ lại phía sau. Với tư duy cởi mở, muốn chứng tỏ bản thân, lãnh đạo Gen Z có những tiếp cận mới mẻ trong kinh doanh và chủ động thực hiện thay đổi trong tổ chức.
Thế hệ Z đề cao hạnh phúc nhân viên và quan tâm sức khỏe tinh thần đội ngũ. Họ cởi mở hơn về những khó khăn về sức khỏe tinh thần và cảm xúc đội ngũ. Họ tìm cách giao tiếp để khuyến khích đội ngũ chia sẻ về vấn đề cá nhân để có sự hỗ trợ kịp thời. Ở cấp độ cao hơn là có thể bổ sung những chính sách phục lợi phù hợp cho nhân viên.
Lực lượng này cũng mong muốn tạo ra một nền văn hóa làm việc có ý nghĩa, giá trị chia sẻ, sứ mệnh và tầm nhìn chung. Đây cũng là đặc điểm điển hình của Gen Z, làm việc gắn với đam mê, và bị thúc đẩy bởi ý nghĩa công việc. Họ định hướng nuôi dưỡng đam mê và sự hài lòng cho nhân sự để tạo ra thành công thay vì chỉ làm việc vì tiền hay cho lợi ích bản thân.
Ngoài ra, thế hệ lãnh đạo này có sự cởi mở khuyến khích sự cộng tác. Thay vì gắn với một hệ thống phân cấp cứng nhắc, họ sẽ cho phép cấu trúc nhóm linh hoạt hơn, chuyển giao kỹ năng từ học hỏi lẫn nhau, cũng như nâng cao hiệu quả công việc. Thúc đẩy sự học tập và làm việc theo nhóm, khuyến khích nhân sự tự chủ, sáng tạo cá nhân.
Nếu doanh nghiệp vẫn giữ nguyên tư duy quản trị cũ sẽ không theo kịp được xu thế thay đổi, không khai thác được các cơ hội hay vượt qua các thách thức mới. Điều này đặt ra vấn đề các nhà lãnh đạo hiện tại cần có sự chuyển đổi từng bước từ bây giờ để chuẩn bị cho tương lai và cho thế hệ kế nghiệp tiếp theo.
Trước thách thức của thị trường trong hiện tại và tương lai cũng như nhằm chuẩn bị cho thế hệ kế nghiệp mới, các lãnh đạo doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa Hybrid gắn với hai trọng tâm. Duy trì những thành công của hệ thống cũ và tạo ra cầu nối cho sự chuyển đổi thế hệ lãnh đạo mới. Để thực hiện được hai trọng tâm này đòi hỏi cần phải có những hành động cụ thể.
Tái cơ cấu, thể chế hóa tổ chức theo hướng quản trị minh bạch: Để tạo cơ hội chuyển giao cho kế nghiệp, các nhà lãnh đạo cần thúc đẩy tính minh bạch hóa, thể chế hóa, tường minh hóa hệ thống quản trị, chuyển hóa các kinh nghiệm và trí tuệ vào hệ thống thông qua từng bước trao quyền, để việc quản trị vận hành mang tính hế thống mở nhiều hơn. Qua đó, thế hệ lãnh đạo kế nghiệp có thể nắm bắt và kế thừa tốt hơn. Đồng thời, từng bước tập trung đổi mới cách thức, quy trình làm việc hướng đến tinh gọn.
Xây dựng văn hóa trao quyền: Các nhà lãnh đạo từng bước xây dựng văn hóa trao quyền, cho nhân sự chủ động trong phạm vi công việc của mình. Điều này vừa nâng cao tốc độ thích ứng, vừa giảm bớt áp lực cho lãnh đạo để tập trung vào những vấn đề lớn hơn ở cấp độ tổ chức và định hướng phát triển của doanh nghiệp. Giải pháp đặt ra là trao quyền nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc cốt lõi, mục đích, kết quả mong muốn và giới hạn trong phạm vi nhất định. Trao quyền từng bước, có hướng dẫn, hỗ trợ và đào tạo kỹ năng tổ chức cho đội ngũ, nhất là đội ngũ quản lý.
Đào tạo nhân lực hỗ trợ lãnh đạo Gen Z mới: Công nghệ ngày càng phát triển thì năng lực và sự gắn kết của nhân sự càng quan trọng cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Đặc biệt với đội ngũ quản lý cấp trung, lực lượng nòng cốt đóng vai trò hỗ trợ cho lãnh đạo Gen Z mới. Lãnh đạo Gen Z cần nhiều sự chủ động phối hợp theo hướng Bottom-up hơn các thế hệ lãnh đạo trước. Vì vậy, đào tạo nhân lực quản lý phục vụ lãnh đạo Gen Z cần phải đi trước một bước, mà không gây xáo trộn hệ thống.
Nhìn chung, thế hệ Gen Z sẽ có sự ảnh hưởng lớn, vừa là khách hàng, vừa từng bước tiến đến vai trò của người lãnh đạo mới trong doanh nghiệp. Đây là quy luật tất yếu khi thế hệ sau trong gia đình có sự tiếp nối, với tư duy khác biệt. Mỗi thế hệ sẽ có nhưng vai trò, đặc tính, và phương pháp tạo dựng giá trị riêng cho tổ chức và xã hội.
Có thể bạn quan tâm
Gen Z thích gì khi giao dịch ngân hàng số?
04:25, 22/07/2023
Nhân sự gen Z chịu áp lực cạnh tranh lớn từ… công nghệ
04:00, 29/05/2023
Quản trị thành công Gen Z trong doanh nghiệp
04:00, 01/05/2023
Xây dựng công sở cho Gen Z thời hậu COVID-19
03:00, 13/04/2023
Thiết kế sản phẩm đang bị Gen Z đổi hướng như thế nào
05:01, 26/01/2023