Giải pháp hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

YẾN NHUNG 26/07/2024 00:36

Trước thực trạng số lượng lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, các chuyên gia đề xuất cần có chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn hơn.

>> Doanh nghiệp SME khó chồng khó, đâu là giải pháp?

Theo thống kê, hiện nay, số lượng doanh nghiệp SME chiếm gần 85% tổng số doanh nghiệp Việt Nam, nhưng doanh thu từ nhóm doanh nghiệp này đạt khoảng 20% doanh thu toàn bộ doanh nghiệp Việt Nam. So với GDP, doanh thu của doanh nghiệp SME tương đương 70% GDP Việt Nam.

Theo thống kê, hiện nay, số lượng doanh nghiệp SME chiếm gần 85% tổng số doanh nghiệp Việt Nam

Theo thống kê, hiện nay, số lượng doanh nghiệp SME chiếm gần 85% tổng số doanh nghiệp Việt Nam - Ảnh minh họa: ITN

Trong đó, hơn 40% doanh nghiệp SME tham gia vào hoạt động bán buôn và bán lẻ. Đây được xem là một ngành kinh doanh quan trọng, đóng vai trò trung gian giữa nhà sản xuất, đại lý và người tiêu dùng.

Mặc dù là động lực vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, song các doanh nghiệp SME đang đối mặt với rất nhiều thách thức. Đơn cử như khó khăn trong việc tiếp cận tài chính, khó khăn trong tiếp cận khách hàng mới, thiếu công cụ quản lý rủi ro, thiếu thông tin kinh doanh…

Thực tế, tổng nợ vay của các doanh nghiệp SME thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn - nhóm chỉ chiếm chưa tới 20% số doanh nghiệp cả nước nhưng tổng nợ vay chiếm tới hơn 90% tổng nợ vay của toàn bộ doanh nghiệp Việt Nam.

Nhiều ý kiến nhận định, với phương pháp chấm điểm tín dụng truyền thống, doanh nghiệp SME sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay của các tổ chức tín dụng. Đặc biệt trong bối cảnh các tổ chức tín dụng ngày càng đẩy mạnh áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế.

các chuyên gia đề xuất cần có chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn hơn.

Các chuyên gia đề xuất cần có chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp SME dễ dàng tiếp cận vốn hơn - Ảnh minh họa: ITN

>> Tạo “bước nhảy số” hỗ trợ doanh nghiệp SME phát triển

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Nam, Phó giám đốc khối Thông tin Doanh nghiệp, phụ trách Mô hình Rủi ro và Phân tích Dữ liệu, Fiin Group cho rằng, trong thời gian tới, các doanh nghiệp SME sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong việc tiếp cận tài chính như thiếu minh bạch thông tin; các tiêu chuẩn cho vay chặt chẽ hơn của các tổ chức tín dụng; không có khả năng cung cấp tài sản thế chấp; năng lực chấm điểm tín dụng và quản lý rủi ro; dữ liệu không đáp ứng; sản phẩm và quy trình tín dụng mang tính truyền thông…

Song, nhóm doanh nghiệp này cũng tiếp cận được nhiều cơ hội, hỗ trợ của Chính phủ từ Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; xu hướng chuyển đổi số như nền tảng quản trị cho các doanh nghiệp SME, chuyển đổi số ngành ngân hàng, hạ tầng dữ liệu quốc gia và sự hỗ trợ từ tín dụng xanh và phát triển bền vững…

“Trên cơ sở đó, các tổ chức tín dụng có thể tối ưu hóa danh mục cho vay các doanh nghiệp SME dựa trên năng lực phân tích rủi ro nâng cao nhằm tăng cường khả năng tiếp cận cho nhóm khách hàng này, đặc biệt là các doanh nghiệp còn non trẻ”, ông Nguyễn Văn Nam đề xuất.

Đồng quan điểm, bà Phạm Thị Thanh Huyền, Cán bộ quản lý chương trình phát triển cơ sở hạ tầng tài chính Việt Nam và Campuchia, Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) cho rằng, cần đa dạng hóa các sản phẩm tài chính cho doanh nghiệp SME. Đồng thời, cần nâng cao chất lượng dữ liệu cho thẩm định khách hàng. Khi có dữ liệu đầy đủ, doanh nghiệp sẽ thuận lợi trong giải quyết nhu cầu tài chính. Dữ liệu và phân tích dữ liệu là yếu tố không thể thiếu trong tài chính số.

“Để nâng cao tài chính bao trùm cho doanh nghiệp SME Việt Nam, cần cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng tài chính, tạo môi trường thuận lợi cho chuyển đổi số ngành ngân hàng; đa dạng hóa sản phẩm cho vay để phù hợp với bản chất kinh doanh của doanh nghiệp; đa dạng hóa các tổ chức tài chính; tận dụng và tối ưu hóa công nghệ trong hoạt động cho vay…”, đại diện IFC đề xuất.

Bên cạnh những vấn đề đã nêu, bà Nguyễn Thị Anh Đào, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hợp tác xã tiêu dùng Việt Nam cho hay, Liên hiệp bao gồm rất nhiều thành viên là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng thực tế việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng rất khó khăn do năng lực về kiểm toán, báo cáo tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh còn yếu.

Vì vậy, bà Đào cho rằng việc minh bạch thông tin là rất quan trọng như về báo cáo tài chính, hoạt động của doanh nghiệp để các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế tiếp cận được thông tin đó, đánh giá chính xác nhất về doanh nghiệp để cho vay một cách nhanh nhất.

“Đối với ngân hàng, ngoài các ngân hàng thương mại, công ty tài chính trong nước và quốc tế cũng cần quan tâm sâu sắc hơn với doanh nghiệp SME, cũng như đánh giá khách quan hơn, có các gói tín dụng đáp ứng nhu cầu, kể cả những gói tín dụng rất nhỏ của doanh nghiệp SME và các hợp tác xã, từ đó doanh nghiệp, hợp tác xã mới dễ dàng tiếp cận nguồn vốn của các ngân hàng và tổ chức này”, bà Đào nhận định.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp SME khó chồng khó, đâu là giải pháp?

    Doanh nghiệp SME khó chồng khó, đâu là giải pháp?

    08:15, 19/07/2024

  • SHB được vinh danh “Ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho Doanh nghiệp SME”

    SHB được vinh danh “Ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho Doanh nghiệp SME”

    10:22, 15/07/2024

  • Tạo “bước nhảy số” hỗ trợ doanh nghiệp SME phát triển

    Tạo “bước nhảy số” hỗ trợ doanh nghiệp SME phát triển

    03:40, 12/07/2024

  • Giải mã bí mật “vượt sóng vươn xa” của doanh nghiệp SME

    Giải mã bí mật “vượt sóng vươn xa” của doanh nghiệp SME

    08:45, 10/07/2024

  • E-Fast - lời giải cho chi phí vay hợp lý của doanh nghiệp SME

    E-Fast - lời giải cho chi phí vay hợp lý của doanh nghiệp SME

    07:30, 08/07/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giải pháp hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO