Mới đây, Bộ Xây dựng có công văn đề nghị Hà Nội chấn chỉnh, xử lý hành vi đầu cơ, thổi giá chung cư, báo cáo Bộ trước ngày 20/4.
Tuy nhiên, trao đổi riêng với DĐDN, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết đến nay Bộ vẫn chưa nhận được báo cáo về vấn đề này.
>> Giá chung cư Hà Nội "phi mã": Không ai đủ sức thổi giá trong thời gian dài
Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs) cho thấy, giá căn hộ tại Hà Nội đã tăng hàng chục quý liên tiếp. Cụ thể, chỉ số giá căn hộ chung cư Hà Nội tại thời điểm quý 1/2024 đã tăng 48% so với quý 1/2019 và tăng 8 điểm phần trăm so với quý cuối năm 2023 - mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Nguyên nhân khiến giá chung cư Hà Nội liên tục tăng được VARs chỉ ra: Thứ nhất, cơ sở hạ tầng không ngừng hoàn thiện bởi giá trị BĐS tăng tỷ lệ thuận với đầu tư. Tuy nhiên, việc chỉ đầu tư một mà lại tăng đến 3- 4 lần là bất hợp lý. Thứ hai, quá thiếu nguồn cung, khan hiếm nguồn hàng. Trong khi nhu cầu sở hữu nhà luôn ở mức cao và đang trong xu hướng tăng. Thứ ba, nhu cầu đầu tư khi dòng tiền lớn đang “chảy” vào bất động sản (BĐS) để giữ tài sản trong bối cảnh lãi suất ngân hàng chạm “đáy. Thứ tư, nhu cầu đầu tư căn hộ cho thuê được thúc đẩy từ nhu cầu lưu trú của lượng lớn khách du lịch quốc tế, chuyên gia người nước ngoài hay học sinh, sinh viên.
VARs dự báo, giá chung cư Hà Nội sẽ có điểm điều chỉnh, nhưng không nhiều. Để giá chung cư ổn định cần có sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước và các chủ thể tham gia trên thị trường.
Đối với cơ quan nhà nước, tiếp cần tục thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông, rút ngắn thời gian di chuyển từ khu vực vệ tinh tới trung tâm thành phố, nguồn cung đến từ khu vực ngoại ô, vùng ven sẽ kéo giảm giá nhà. Nỗ lực đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng nhà ở xã hội. Chủ động điều tiết nguồn cung bằng cách sử dụng hiệu quả công cụ lập, điều chỉnh quy hoạch, bố trí thêm các quỹ đất sạch giúp các nhà đầu tư triển khai các dự án nhà ở xã hội ngay khi lập quy hoạch. Đồng thời, người dân phải có cơ hội được biết và tham gia góp ý cho quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Để đất đai được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, phát huy cao nhất “giá trị sử dụng”.
Việc sớm thông qua Đề án Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đối với đất khác sẽ thúc đẩy nguồn cung căn hộ bởi một loạt dự án tại Hà Nội có mong muốn phát triển nhà ở thương mại đang gặp vướng mắc trong việc chuyển đổi thành đất ở. Nghiên cứu phương án áp dụng mức thuế phù hợp với tài sản lũy kế theo số lượng, quy mô BĐS sở hữu để làm giảm động lực đầu cơ.
Đối với khách hàng, nhà đầu tư cần phải tỉnh táo, lựa chọn các sản phẩm phù hợp với khả năng tài chính và pháp lý đảm bảo. Tuyệt đối không lao theo cơn “sốt", hiệu ứng đám đông. Chủ đầu tư BĐS phải nghĩ đến tình hình thị trường chung, điều chỉnh giá bán ở mức hợp lý và kiểm soát chặt chẽ các kênh phân phối. Sàn giao dịch, môi giới cần có ý thức hơn trong quá trình tư vấn, giao dịch; không chuộc lợi cá nhân; hỗ trợ tối đa cho hoạt động giao dịch của khách hàng.
Có thể bạn quan tâm
Giải pháp hạ giá chung cư Hà Nội
10:00, 27/04/2024
Giá chung cư Hà Nội khó "hạ nhiệt"
03:00, 27/04/2024
Bộ Xây dựng: Giá chung cư tăng đột biến nhưng rất ít giao dịch
12:16, 26/04/2024
Hà Nội: Giá chung cư tăng vọt, giấc mơ mua nhà xa vời
11:30, 27/02/2024
Gần Tết, giá chung cư tiếp tục phi mã
05:00, 29/01/2024
Vì sao giá chung cư tăng mạnh?
05:00, 12/10/2023