Hiện nay, thực trạng “nhà loạn số” vẫn chưa được giải quyết, khiến nhiều người phải “loay hoay” trong việc tìm địa chỉ tại các địa phương.
>>HUBA: Kiến nghị giảm áp lực thuế cho doanh nghiệp bất động sản
Vấn nạn “nhà loạn số” vẫn đang là tồn tại ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Có thể kể đến một số tuyến phố như Hoàng Cầu, Nguyễn Trãi,.. tại Hà Nội và đường Huỳnh Tấn Phát, Lương Định Của… tại TP.HCM, các số nhà không theo thứ tự hoặc trái các quy tắc đánh số được quy định, gây nhiều khó khăn cho người dân và các cấp quản lý.
Trước đó, năm 2006 Bộ Xây dựng đã ban hành quy chế đánh số và gắn biển số nhà được quy định trong Quyết định 05/2006/QĐ-BXD. Theo đó, việc đánh số nhà mặt đường và trong ngõ dựa theo thứ tự 1, 2, 3... Nhà bên trái lấy số lẻ 1, 3, 5... Nhà bên phải lấy số chẵn 2, 4, 6... Chiều ghi số nhà từ nhỏ đến lớn theo hướng bắc xuống nam, đông sang tây, đông bắc sang tây nam, đông nam sang tây bắc.
Dễ hiểu hơn, nguyên tắc đánh số nhà thường được dựa theo dòng chảy của các con sông lớn qua thành phố. Theo đó, từ thượng lưu về hạ lưu thì đánh số từ nhỏ tới lớn, bên trái là số lẻ, bên phải là số chẵn. Các phố song song cũng tương tự. Nhưng thực tế nhiều nơi không đi theo các quy tắc này.
Bên cạnh đó, cách gọi tên trong đánh số nhà cũng tồn tại nhiều vấn đề, đặc biệt là không có sự thống nhất giữa các địa phương. Ví dụ như tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, người dân vẫn quen cách xác định số nhà theo công thức “đường – phố - ngõ – ngách”. Trong khi đó, tại TP.HCM và các địa phương phía Nam lại theo phương thức “đường, hẻm, xẹt…”. Điều này không chỉ gây khó khăn cho người dân trong việc tìm địa chỉ, mà còn tạo ra những thách thức cho các cơ quan chức năng trong việc quản lý đô thị.
Để giải quyết thực trạng trên, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 164/NQ-CP tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 và hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Theo đó, Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ: Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Công an nghiên cứu, xây dựng thống nhất giải pháp quản lý đánh số nhà, đánh số và gắn biển số nhà, hướng dẫn UBND tỉnh, thành triển khai thực hiện.
Điều này cũng đã thể hiện sự quyết tâm trong việc đưa ra giải pháp về việc quản lý đánh số và gắn biển số nhà, góp phần thống nhất về thông tin dữ liệu nhà ở, qua đó cũng giúp nâng cao năng lực quản lý đô thị của địa phương và quốc gia. Đặc biệt, điều này cũng giúp ích rất nhiều trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển dữ liệu quốc gia.
Để tránh “loạn số nhà” việc gắn biển số nhà, ông Lê Văn Thịnh – nguyên Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng 1, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho rằng, cần được cân nhắc theo cách gọi của khu vực miền Nam, tức là áp dụng “xuyệt” (/). Ví dụ như nhà số 12, ngách 10, ngõ 5 thì thống nhất là “5/10/12” để ngắn gọn và dễ hiểu. Bởi hiện nay tại khu vực Hà Nội có những căn nhà nằm sâu trong ngõ rất khó tìm mà không có từ ngữ nào để mô tả.
>>Luật Đất đai sửa đổi: Bỏ yêu cầu có “đất ở” mới được làm nhà ở thương mại
Đối với quản lý nhà ở tại các khu đô thị mới xây dựng, việc đánh số nhà cần được quy định ngay từ thời điểm lập quy hoạch để trình phê duyệt.
Cùng với đó, cách gọi tên khu nhà ở và các tòa chung cư hiện nay cũng cần sự thống nhất. Thực tế, cách gọi tên các khu nhà ở tại nhiều khu vực là “NƠ” tức là “nhà ở” và các nhà cao tầng là “CT”. Trong khi đó, ở những nơi khác thì gọi là chung cư cao cấp hoặc sử dụng tiếng nước ngoài.
Hơn nữa, có thể xem xét cách đặt tên đường theo số như cách làm của các nước phát triển, thay vì chỉ đặt theo tên gọi truyền thống.
Có thể bạn quan tâm
HUBA: Kiến nghị giảm áp lực thuế cho doanh nghiệp bất động sản
14:39, 02/11/2023
Đà Nẵng tập trung tháo gỡ khó khăn cho bất động sản
03:00, 02/11/2023
Tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho M&A bất động sản
11:00, 01/11/2023
"Thao túng, làm giá bất động sản còn nguy hiểm hơn thao túng chứng khoán"
21:04, 31/10/2023
Giao dịch bất động sản phải qua công chứng hay sàn?
11:53, 31/10/2023