Mặc dù, Luật Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã có hiệu lực gần 5 năm, tuy nhiên, việc thiếu lao động có tay nghề vẫn đang là một điểm nghẽn trầm trọng để phát triển kinh tế.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết, một số doanh nghiệp lớn như DENSO Việt Nam, SAMSUNG Electronic Việt Nam đã luôn đồng hành hỗ trợ trong công tác thi tay nghề ASEAN, thi tay nghề thế giới với kết quả thi tay nghề ngày càng tiến bộ, thể hiện trình độ tay nghề của lao động Việt Nam không thua kém trình độ của khu vực và thế giới nếu được quan tâm, đầu tư và tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp.
Chính sách thiếu thực thi
Luật Giáo dục nghề nghiệp được Quốc hội thông qua vào ngày 27/11/2014, có hiệu lực từ ngày 01/07/2015. Tính đến ngày 01/3/2019, đã có 63 văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật GDNN trong đó có 05 nghị định, 05 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hơn 45 thông tư và 03 thông tư liên tịch được ban hành.
Thời điểm đó, Luật GDNN được thông qua chỉ có 55,3% số đại biểu quốc hội bỏ phiếu tán thành. Đó là luật đạt kỷ lục thấp nhất để được thông qua vì quá duy ý chí, thiếu nghiên cứu thấu đáo, xa thực tiễn.
Kết quả khảo sát mới đây của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, 46,2% doanh nghiệp không có sự cộng tác trực tiếp với trường nghề. Đặc biệt, hình thức hợp tác phổ biến nhất của các doanh nghiệp cũng chỉ dừng lại ở tiếp nhận người học đến thực tập. Một số doanh nghiệp tuyển dụng người học sau khi tốt nghiệp và cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo.
Chính vì vậy, doanh nghiệp còn “chưa hài lòng” với việc đào tạo nghề, nên thường phải tự đào tạo lại là rất nhiều và rất ít các doanh nghiệp tiếp tục hợp tác đào tạo lại trong chính sác trường đào tạo.
Ông Trương Anh Dũng, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho rằng, nếu sớm có sự điều chỉnh về chính sách, cơ chế, mối quan hệ này sẽ phát huy tác dụng. Khi được tạo điều kiện thuận lợi, doanh nghiệp và hệ thống giáo dục nghề nghiệp sẽ cùng phối hợp để từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Đồng quan điểm, ông Carl Peters - giám đốc đào tạo toàn cầu của tập đoàn đa quốc gia Lincoln Electric, cho rằng để nâng cao vị thế của giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam, cần thay đổi cách nhìn đối với đào tạo nghề. Ước tính đến 52% máy móc thiết bị hiện đại không được tận dụng hết công suất vì nhân lực thiếu kiến thức, kỹ năng về công nghệ mới.
“Việc dạy nghề - học nghề cần được nhìn nhận là cơ hội để nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế. Có như vậy mới thu hút được nhiều học viên cấp độ mới, là những người có phẩm chất nghề nghiệp tốt ngay từ đầu,” ông Carl Peters nhận định.
Từ góc nhìn doanh nghiệp tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Nguyên, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sao Đỏ, Hải Dương cho rằng để đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, kết thúc mỗi khóa, nhà trường thường lấy ý kiến của doanh nghiệp về chương trình đào tạo, thay thế hoặc bổ sung các học phần, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Trong quá trình đào tạo, nhà trường mời các chuyên gia của doanh nghiệp về bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên của trường, đánh giá năng lực của sinh viên. Doanh nghiệp phối hợp với nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên đến doanh nghiệp trải nghiệm thực tế, học một số học phần tại doanh nghiệp từ 3 - 6 tháng.
Có thể bạn quan tâm
06:00, 07/06/2020
11:00, 05/06/2020
11:00, 26/12/2019
11:00, 23/12/2019
06:53, 12/12/2019
06:45, 15/12/2019
23:15, 12/12/2019