Giới hạn số giờ làm thêm: Doanh nghiệp đề xuất nới khung lên 400 giờ/năm

Diendandoanhnghiep.vn Để tạo điều kiện linh hoạt cho sản xuất, đáp ứng đơn hàng và đối ứng với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng do dịch bệnh COVID-19, đại diện doanh nghiệp, VASEP đề xuất nới khung lên 400 giờ/năm…

Mới đây, Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc cho phép không áp dụng giới hạn số giờ làm thêm đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn tất, lấy ý kiến.

Cụ thể, Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc cho phép không áp dụng giới hạn số giờ làm thêm thì không áp dụng giờ làm thêm trong 01 tháng và được tổ chức làm thêm đến 300 giờ trong 01 năm, thời gian áp dụng đang được đề xuất là đến trước ngày 01/01/2025.

Như vậy, trong khoảng thời gian từ khi Nghị quyết được ban hành đến trước ngày 01/01/2025, các doanh nghiệp sẽ không phải tuân thủ giới hạn làm thêm tối đa đến 40 giờ/tháng, mà giới hạn làm thêm trong năm cũng được mở đến 300 giờ cho tất cả các ngành nghề, công việc. 

Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc cho phép không áp dụng giới hạn số giờ làm thêm đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn tất, lấy ý kiến - Ảnh minh họa

Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc cho phép không áp dụng giới hạn số giờ làm thêm đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn tất, lấy ý kiến - Ảnh minh họa

Theo lý giải của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đối tượng được thực hiện việc tăng giới hạn làm thêm trong tháng là người sử dụng lao động được quy định tại khoản 2 Điều 2 Bộ luật Lao động (bao gồm doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia định, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận). Đây là đối tượng mở rộng hơn so với Nghị quyết số 105/NQ-CP nhằm đảm bảo phục hồi đồng bộ, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất và chia sẻ cho những doanh nghiệp bị cách ly, phong tỏa với những doanh nghiệp không bị cách ly, phong tỏa.

Việc nâng giới hạn làm thêm theo tháng theo hướng không áp dụng giới hạn làm thêm tối đa đến 40 giờ/tháng; được áp dụng làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm cho tất cả các ngành nghề, công việc. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động vẫn giữ nguyên quy định giới hạn giờ làm thêm theo ngày và việc nghỉ chuyển ca....tại Bộ luật Lao động. Như vậy, với quy định này người sử dụng lao động sẽ tận dụng tối đa nguồn lực khi bắt đầu kiểm soát được dịch bệnh và tiến hành phục hồi sản xuất.

Được biết, trước đó, Nghị quyết số 105/NQ-CP cũng đã giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền về việc cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã thỏa thuận với người lao động điều chỉnh tăng thời gian làm thêm giờ/tháng phù hợp với diễn biến dịch COVID-19 với điều kiện đảm bảo tổng số giờ làm thêm không quá 300 giờ/năm.

VASEP kiến nghị tăng khung giờ làm thêm tối đa trong 1 năm từ 300 giờ lên 400 giờ - Ảnh minh họa

VASEP kiến nghị tăng khung giờ làm thêm tối đa trong 1 năm từ 300 giờ lên 400 giờ - Ảnh minh họa

Về thời gian thực hiện, từ khi Nghị quyết có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2024 (thực hiện trong trong khoảng thời gian làm việc trước ngày 01/01/2025).

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho rằng, mặc dù đến nay, chúng ta đã từng bước kiểm soát được dịch bệnh, tuy nhiên để bước đến giai đoạn bình thường mới, bên cạnh việc tiếp tục duy trì các biện pháp phòng chống dịch bệnh thì tỉ lệ người dân được tiêm vắc xin để đạt miễn dịch cộng đồng ước tính phải đến cuối năm 2022.

Sau giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ từng bước ổn định và nâng dần công suất hoạt động, ước tính đến hết năm 2024, nếu tình hình kiểm soát dịch bệnh tốt, kể cả đối với những biến thể mới của vi rút Corona thì hoạt động của các doanh nghiệp sẽ ổn định bình thường trở lại. Điều này cũng nhằm vừa tạo điều kiện phục hồi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cũng không quá dài gây quá tải cho người lao động có thể phải làm thêm liên tục trong khoảng thời gian dài, đồng thời cũng dễ dàng cho việc tổ chức lao động của doanh nghiệp.

Thế nhưng, trong văn bản góp ý gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, bên cạnh việc đồng tình với Dự thảo về bỏ quy định trần số giờ làm thêm trong 1 tháng, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng đề xuất tăng khung giờ làm thêm tối đa trong 1 năm từ 300 giờ lên 400 giờ, không phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất, để tạo điều kiện linh hoạt cho sản xuất, đáp ứng đơn hàng và đối ứng với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng do dịch bệnh COVID-19.

Cùng với đó, VASEP cũng đề nghị bỏ tạm thời quy định Thông báo về việc tổ chức làm thêm giờ theo Điều 62 Nghị định 145/2020/NĐ-CP và cho rằng, khi doanh nghiệp có kế hoạch làm thêm giờ chỉ cần dựa trên thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.

“Việc này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc bố trí, sắp xếp kế hoạch làm thêm tùy thuộc theo tình hình thực tế của doanh nghiệp về nguyên liệu và lực lượng lao động. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thời gian làm thêm theo đúng quy định của Nghị quyết và chịu trách nhiệm hậu kiểm”, VASEP gửi kiến nghị.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giới hạn số giờ làm thêm: Doanh nghiệp đề xuất nới khung lên 400 giờ/năm tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713281270 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713281270 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10