Gỡ khó cho cà phê

Nha Trang 20/08/2018 03:25

Là một trong những nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới và cũng là mặt hàng nông sản xuất khẩu chính, nhưng cà phê Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực dư cung lớn.

Giá chạm đáy trong 2 năm

Giá cà phê nhân xô trong nước ở mức 34.200-34.400 đồng/kg (tương đương 1,47 -1,48 USD) mức "chạm đáy" kể từ tháng 5/2016. Mức chênh lệch giá chào bán cà phê robusta loại 2, đen vỡ 5% của Việt Nam so với giá hợp đồng kỳ hạn tháng 11 tại London là tiếp tục giảm xuống 70 - 100 USD/tấn (trong tuần trước là 90 - 100 USD/tấn).

Thị trường cà phê tiếp tục chịu áp lực dư cung

Thị trường cà phê tiếp tục chịu áp lực dư cung.

Theo nhiều thương lái thu mua cà phê, dự báo nếu mùa vụ này giá cà phê vẫn giữ mức thấp như hiện tại đồng nghĩa với việc người trồng cà phê đã liên tục trải qua hai mùa cà phê mất giá. Tiếp tục như vậy, nông dân sẽ không còn mấy mặn mà với loại cây trồng này và câu chuyện chặt trồng phải xảy đến như một hệ quả tất yếu. Đầu ra ổn định rõ ràng là điều mà người nông dân luôn ước mơ để có thể gắn bó với bất kỳ loại cây trồng nào.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), thị trường cà phê toàn cầu vẫn chịu áp lực dư cung do sản lượng cà phê niên vụ 2017/18 tăng và được dự báo tiếp tục tăng trong niên vụ 2018/19, trong khi báo cáo tồn kho ở mức an toàn. Do vậy, những tháng cuối năm xuất khẩu cà phê sẽ khó khăn và giá cà phê cũng khó tăng.

Hướng đi nào cho cà phê

Cà phê là một trong những nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới và cũng là mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của nông nghiệp Việt Nam với giá trị kim ngạch xuất khẩu hơn 3 tỷ USD/năm. Trước tình hình cạnh tranh và áp lực dư cung như hiện nay, vấn đề xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao giá trị gia tăng và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu là đòi hỏi cấp thiết đối với cà phê Việt.

Có thể bạn quan tâm

  • Nỗi buồn cà phê

    Nỗi buồn cà phê

    02:23, 27/07/2018

  • Phá cà phê trồng lan vũ nữ, lão nông thu tiền tỷ

    Phá cà phê trồng lan vũ nữ, lão nông thu tiền tỷ

    04:06, 23/06/2018

  • Cà phê đã đến thờip/không cần “câu chuyện”

    Cà phê đã đến thời không cần “câu chuyện”

    15:54, 16/05/2018

Ông Đào Đức Huấn, Giám đốc Trung tâm Phát triển nông thôn đánh giá đứng trước yêu cầu và đòi hỏi của thị trường, cần phải phát huy lợi thế và xác định chiến lược phù hợp với cách tiếp cận dài hơi hơn để cà phê Việt giữ vững và khẳng định vị trí.

"Tôi cho rằng, định hướng tiếp cận xây dựng cà phê Việt nên đi theo hướng khai thác lợi thế của các vùng cà phê đặc sản để xây dựng thương hiệu gắn với chỉ dẫn địa lý như: cà phê Buôn Ma Thuột, cà phê Sơn La… Lợi thế về điều kiện sản xuất, chất lượng nổi trội sẽ là cơ sở để thúc đẩy thị trường, giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường một cách hiệu quả hơn, nhất là thị trường trong nước.

Xây dựng và định vị thương hiệu cà phê Việt theo hướng sản phẩm chất lượng cao gắn với nguồn gốc, chứng nhận chất lượng và được kiểm soát. Cách tiếp cận này cho phép chúng ta phát triển tổng thể dựa trên vai trò của doanh nghiệp và thúc đẩy kết nối giữa sản xuất – chế biến và thị trường. Xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam chất lượng cao là một giải pháp quan trọng, là cơ sở để thúc đẩy hiệu quả và bền vững chuỗi giá trị sản phẩm cà phê Việt trong thời gian tới.", ông Huấn cho biết.

Trước tình hình giá cà phê liên tục xuống thấp, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản khuyến cáo, doanh nghiệp và người dân cần thận trọng trong việc dự trữ cà phê tránh tình trạng giá giảm trở lại khi vào vụ thu hoạch cà phê trong quý 4/2018 của Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Gỡ khó cho cà phê
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO