Việc tháo gỡ khó khăn trong đào tạo là yếu tố cần thiết để đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngàng công nghệ thông tin (CNTT).
>> Cơ chế đột phá và vượt trội cho đào tạo nhân lực bán dẫn
Hiện nay, số lượng doanh nghiệp công nghệ số đăng ký hoạt động kinh doanh tại Việt Nam ước tính khoảng 71.000. Sự xuất hiện ồ ạt này tạo ra làn sóng nhu cầu tuyển dụng nhân lực CNTT lớn hơn. Các chuyên gia dự báo năm 2024, Việt Nam thiếu hụt khoảng 150.000 - 200.000 kỹ sư CNTT/năm, nguồn nhân lực hiện tại không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Trong khi đó, báo cáo từ TopDev chỉ ra, lực lượng lao động ngành CNTT tại Việt Nam hiện nay chỉ vào khoảng 530.000 lập trình viên, chiếm số đông là thế hệ trẻ thuộc Gen Z (1997 - 2012) và thế hệ Millennials (1981 - 1996).
Đây là những thế hệ có nhu cầu cao hơn về lối sống lành mạnh, họ mong muốn được biết nhiều thông tin hơn về công ty, về sản phẩm, dịch vụ và muốn tham gia đóng góp tích cực vào quá trình kinh doanh của công ty, nâng cao giá trị của mình vào tổ chức và xã hội.
Có thể dễ dàng nhận thấy, nhu cầu nhân sự đến từ các tập đoàn, tổ chức lớn, bên cạnh những yêu cầu cao về năng lực chuyên môn, kỹ năng mềm còn cần đến thái độ làm việc cùng các vấn đề liên quan khác. Tuy nhiên, phần lớn sinh viên khối ngành công nghệ kỹ thuật Việt Nam đang thiếu những kỹ năng này. Hơn nữa, sinh viên sau tốt nghiệp đại học chưa đáp ứng đủ yêu cầu của doanh nghiệp, và phải đào tạo cho lứa sinh viên ấy nếu chấp nhận tuyển dụng.
Điều này khiến doanh nghiệp tiêu tốn thời gian, chi phí và nhân lực đào tạo; ở phía sinh viên, lại mất thêm một khoảng nữa để học, để trau dồi, cơ hội nhận lương cao từ những ngày đầu ra trường cũng tụt giảm.
Nắm bắt nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhiều viên đạo tạo thuộc các trường đại học tại Việt Nam đã triển khai các mô hình đào tạo nhân lực chất lượng cao cho các tập đoàn và doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu học đi đôi với hành, đảm bảo đầu ra, 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
>> Kết nối nhà trường - doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực chất lượng cao
Cụ thể, Viện ABS Đại học Thành Đô đã triển khai mô hình Coding bootcamp, một mô hình của Mỹ chuyên đào tạo lập trình thực chiến doanh nghiệp, cường độ cao giúp sinh viên nhanh chóng trưởng thành và đạt được trình độ sẵn sàng tham gia ngay vào thị trường việc làm từ năm hai.
Với số giờ thực hành chiếm đến 80% trong 3,5 năm học tại nhà trường, sinh viên được đào tạo như một nhân viên thực thụ, học tập trung chuyên ngành CNTT từ năm nhất, cùng với sự tham gia của doanh nghiệp trong quy trình đào tạo.
Viện ABS cung cấp kiến thức chuyên môn và tất cả các kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên, đáp ứng sát với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Từng cá nhân sẽ được thiết kế một lộ trình học tập phù hợp với năng lực đi kèm với hướng dẫn 1-1 từ các mentor, với nhiệm vụ dẫn dắt sinh viên trên con đường học tập. Đến giai đoạn đào tạo chuyên sâu tại DN, sinh viên sẽ quay trở lại học song song các môn đại cương.
Với sự đồng hành hợp tác chiến lược với các đơn vị CNTT uy tín để tạo ra hệ sinh thái đào tạo - tuyển dụng kỹ sư CNTT thực chiến, 100% sinh viên có việc làm ngay sau khi ra trường. Đây là bước tiến vượt bậc trong việc đào tạo hệ ĐH chính quy và cũng là từng đầu trong việc thay đổi hoàn toàn thói quen tuyển dụng truyền thống của thị trường lao động.
Trong năm học 2024 -2025, Viện ABS chỉ tuyển sinh 180 chỉ tiêu. Với phương châm chất lượng hơn số lượng, việc không nhận ồ ạt sinh viên sẽ bảo đảm chất lượng đào tạo, thầy cô và nhà trường có thể theo dõi và chăm sóc đặc biệt cho từng sinh viên, không có tình trạng quá tải trong quy trình giáo dục.
Có thể bạn quan tâm
Cơ chế đột phá và vượt trội cho đào tạo nhân lực bán dẫn
02:45, 28/04/2024
Khởi động chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng
00:30, 27/03/2024
Mô hình đào tạo nhân lực du lịch trong bối cảnh hội nhập
03:00, 09/02/2024
Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành du lịch
03:00, 23/12/2023
Kết nối nhà trường - doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực chất lượng cao
01:10, 16/05/2023