Gói hỗ trợ lãi suất 2%: Vì sao không hạ chuẩn tín dụng?

HÀ PHƯƠNG 03/06/2022 12:00

Chương trình hỗ trợ 2% từ nguồn ngân sách đang triển khai nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp, tận dụng thời cơ phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, một trong những nguyên tắc hỗ trợ lãi suất là không hạ chuẩn cho vay. Điều này có làm khó cho doanh nghiệp? Và các doanh nghiệp khi vay phải đáp ứng đủ điều kiện gì?

Gói hỗ trợ lãi suất 2% có cứu ngành hàng không thoát lỗ?

BIDV đang triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp từ gói hỗ trợ lãi suất 2%

BIDV đang triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp từ gói hỗ trợ lãi suất 2%

Lựa chọn đối tượng doanh nghiệp

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng, hiện các TCTD đang tích cực vào cuộc, triển khai nhanh Chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước 40.000 tỷ đồng theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 03/2022/TT-NHNN của NHNN.

Theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 20/5/2022 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, nhiều doanh nghiệp phản ánh chưa biết để tiếp cận với gói vay này thì đã có những qui định như thế nào, từ đó làm sao để họ sớm tiếp cận để triển khai hiệu quả kinh doanh.

Ông Hùng cho biết, hiện Thông tư 03/2022/TT-NHNN quy định ngân hàng thương mại (NHTM) lựa chọn thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với khách hàng doanh nghiệp theo một trong hai phương thức là giảm trừ trực tiếp số lãi tiền vay phải trả của khách hàng bằng với số tiền vay được hỗ trợ lãi suất hoặc ngân hàng có thể thực hiện thu của khách hàng toàn bộ lãi tiền vay trong kỳ và hoàn trả khách hàng số tiền lãi vay được hỗ trợ lãi suất trong cùng ngày thu lãi.

Liên quan đến gói hỗ trợ này, nhóm Big 4 có vốn Nhà nước như BIDV, VietinBank, Vietcombank, Agribank… đã bắt đầu xúc tiến triển khai. Riêng BIDV đã  triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất cho mọi  đối tượng khách hàng đáp ứng điều kiện theo quy định. Hiện BIDV đang chỉ đạo tập trung rà soát toàn hệ thống, để xác định chính xác và đầy đủ số lượng khách hàng, khoản vay trong cả hai năm. Hay VietinBank đã lên sơ bộ danh sách, dự thảo các văn bản hướng dẫn để triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ lãi suất.

Theo thống kê, dư nợ tín dụng của các nhóm ngành được thụ hưởng lãi suất ưu đãi từ chương trình trong năm 2022 – 2023 chiếm khoảng 30% dư nợ của ngân hàng.

Xác định hạn mức hỗ trợ bao nhiêu?

Theo ông Hùng, về xác định hạn mức hỗ trợ lãi suất, hiện các NHTM đăng ký kế hoạch hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước cho cả 2 năm 2022 và 2023. Trường hợp tổng số tiền hỗ trợ lãi suất theo đăng ký kế hoạch của các NHTM trong 2 năm 2022 và 2023 nhỏ hơn hoặc bằng 40.000 tỷ đồng, NHNN xác định hạn mức hỗ trợ lãi suất đối với từng ngân hàng thương mại theo đăng ký. Trường hợp tổng số tiền hỗ trợ lãi suất theo đăng ký kế hoạch của các NHTM trong 2 năm 2022 và 2023 lớn hơn 40.000 tỷ đồng, NHNN xác định hạn mức hỗ trợ lãi suất đối với từng NHTM.

TS Nguyễn Quốc Hùng-Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng

TS Nguyễn Quốc Hùng-Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng, một trong những nguyên tắc hỗ trợ lãi suất là không hạ chuẩn lãi suất cho vay...

Theo các chuyên gia kinh tế, có những băn khoăn về rủi ro trong việc thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 40 nghìn tỷ. Thực tế, hoạt động ngân hàng luôn có rủi ro nhưng hỗ trợ lãi suất có rủi ro khác là rủi ro cho cán bộ tín dụng trong việc xác định sai đối tượng doanh nghiệp cho vay. Tuy nhiên, Thông tư 03/2022/TT-NHNN cũng đã có những quy định cụ thể.

Đừng để “xa vời” gói hỗ trợ lãi suất

Để tránh rủi ro cho các TCTD khi triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%, Thông tư của NHNN hướng dẫn hạch toán, về phần hỗ trợ lãi suất, thông thoáng hơn so với trước, tạo điều kiện cho ngân hàng triển khai được.

Vấn đề quan trọng nhất là để triển khai gói lãi suất này, các doanh nghiệp phải đáp ứng những tiêu chí gì mới được vay? Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng thì một trong những nguyên tắc hỗ trợ lãi suất là không hạ chuẩn cho vay. Chỉ khi nào doanh nghiệp đáp ứng ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật mới được tiếp cận nguồn vốn này. Để hạn chế rủi các ngân hàng phải thẩm định đánh giá hiệu quả dự án chặt chẽ theo đúng quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, để triển khai hiệu quả chương trình hỗ trợ lãi suất, thì vấn đề tăng room tín dụng là cần thiết, bởi room tín dụng của nhiều tổ chức đã gần hết. Việc này cho thấy nền kinh tế khởi sắc sau dịch COVID-19, đang đà phát triển nên nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng lên. Nới room chắc chắn là cần thiết để các ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • Gói hỗ trợ lãi suất 2% có cứu ngành hàng không thoát lỗ?

    Gói hỗ trợ lãi suất 2% có cứu ngành hàng không thoát lỗ?

    05:51, 01/06/2022

  • Cần gói hỗ trợ đặc biệt cho doanh nghiệp hàng không và du lịch

    Cần gói hỗ trợ đặc biệt cho doanh nghiệp hàng không và du lịch

    15:30, 30/05/2022

  • UNDP và AED: Triển khai “Gói hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với COVID- 19”

    UNDP và AED: Triển khai “Gói hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với COVID- 19”

    10:58, 10/05/2022

  • PCI 2021: Tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ tín dụng còn khá thấp

    PCI 2021: Tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ tín dụng còn khá thấp

    04:10, 05/05/2022

  • Giải pháp giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tốt gói hỗ trợ

    Giải pháp giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tốt gói hỗ trợ

    05:30, 20/04/2022

  • Gói hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp hàng không

    Gói hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp hàng không

    11:00, 05/04/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Gói hỗ trợ lãi suất 2%: Vì sao không hạ chuẩn tín dụng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO