Hài hòa và bao trùm trong chiến lược FDI thế hệ mới

Đỗ Thanh Năm - Chuyên gia tư vấn chiến lược 22/04/2018 05:30

Bắt đầu có những dự báo về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cho là “thế hệ mới” tới Việt Nam với trọng tâm vào lĩnh vực công nghệ cao, lĩnh vực khoa học - kỹ thuật...

Nhưng mặc dù Việt Nam đã đạt được thành tựu rất lớn trong giai đoạn thu hút FDI kể từ khi mở cửa kinh tế đến nay việc xây dựng một chính sách cho FDI thế hệ mớilà cần thiết. Song trọng tâm của chính sách FDI thế hệ mới với chuyển dịch thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp, hỗ trợ, các ngành kinh tế xanh và đảm bảo giá trị từ 4.0, dù thế nào cũng cần đặt trong tổng quan chung, hài hòa với lợi ích và năng lực cạnh tranh và đóng góp của doanh nghiệp nội địa, không bảo hộ độc quyền nhưng cũng không “gián tiếp” kích thích sự khống chế sản xuất nội địa.

p/Điểm nhấn của Dự thảo Chiến lược và Định hướng Chiến lược thu hút FDI thế hệ mới giai đoạn 2018 -2030 là xác định sự dịch chuyển trọng tâm để thu hút FDI một cách phù hợp. (Dây chuyền sản xuất tại Tổ hợp sản xuất điện tử gia dụng Samsung tại TP.HCM (SEHC). Ảnh: Nguyên Đức)

Điểm nhấn của Dự thảo Chiến lược và Định hướng Chiến lược thu hút FDI thế hệ mới giai đoạn 2018 -2030 là xác định sự dịch chuyển trọng tâm để thu hút FDI một cách phù hợp. (Dây chuyền sản xuất tại Tổ hợp sản xuất điện tử gia dụng Samsung tại TP.HCM (SEHC). Ảnh: Nguyên Đức)

Thiên đường thuế hôm nay và chuyện tương lai

Có thể bạn quan tâm

  • Bức tranh thu hút FDI đang thay đổi như thế nào?

    Bức tranh thu hút FDI đang thay đổi như thế nào?

    05:00, 20/04/2018

  • Tăng cường dòng vốn FDI từ EU

    06:00, 19/04/2018

  • Làm sao để Việt Nam giữ vững vị thế “thỏi nam châm” thu hút FDI của khu vực?

    05:00, 18/04/2018

  • Vì sao TP.HCM dẫn đầu về thu hút FDI?

    00:50, 10/04/2018

132.000 tỷ đồng (5,8 tỷ USD) là mức lãi của Samsung Electronics tại Việt Nam (trong đó có 4 công ty con) trong năm 2017 - tức mỗi tháng đều đặn lãi 11.000 tỷ đồng và đóng góp tỷ trọng 29%, 16% lần lượt doanh thu và lợi nhuận và tổng kết quả kinh doanh của Tập đoàn Samsung Electronic toàn cầu.

Nhưng Việt Nam được gì về thuế từ lợi nhuận khủng, theo tính toán tương đương bằng lợi nhuận của 40 doanh nghiệp lớn ở Việt Nam cộng lại? Chưa bàn đến giá trị đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu (mà tỷ lệ nhập khẩu cũng rất lớn) và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thực tế, chính sách ưu đãi thuế để thu hút FDI - cụ thể ưu đãi lớn cho các dự án của Samsung, khiến Cty này mới chỉ có một thành viên phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, đó là Samsung Bắc Ninh. Ba công ty còn lại đều trong thời gian miễn thuế.

Theo dự thảo chính sách thu hút FDI thế hệ mới, điểm nhấn quan trọng nhất của giai đoạn 2018-2030 là xác định sự chuyển dịch trọng tâm từ thu hút nhà đầu tư phù hợp cho ‘sản phẩm’ của Việt Nam sang phát triển sản phẩm phù hợp (tức là môi trường kinh doanh và điều kiện đầu tư phù hợp) cho loại hình đầu tư mà Việt Nam cần trong tương lai, nhờ đó có thể tăng tối đa hiệu ứng lan toả và giá trị gia tăng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Những ngành được xác định ưu tiên, “chọn người thắng”, theo dự thảo sẽ là: Ngành thuộc nhóm đầu tư “thế hệ mới” sẽ ngày càng tập trung thu hút nhiều hơn các hoạt động sử dụng nhiều công nghệ và kỹ năng và tối đa hóa giá trị gia tăng; ngành thuộc nhóm đầu tư “thế hệ một” vẫn sẽ cần thiết để lấp đầy những lỗ hổng cơ bản trong chuỗi cung ứng trong nước, tạo ra số lượng lớn việc làm, thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế giữa các tỉnh thành, làm nền cho tăng trưởng đầu tư “FDI thế hệ mới”.

Theo đó, danh mục ngành trọng điểm cần chủ động ưu tiên xúc tiên theo hướng thực hiện từng bước là: Công nghiệp ô tô, xe máy và công nghiệp phụ trợ (sản xuất kim loại/khoáng sản/hóa chất/nhựa phẩm cấp cao và linh kiện công nghệ cao), máy móc, thiết bị công nghiệp, logistics, sản phẩm nông nghiệp mới giá trị cao, công nghệ môi trường, năng lượng tái tạo, dịch vụ ứng dụng CNTT; cùng với các ngành dịch vụ xuyên suốt quan trọng cần tiếp tục mở cửa để tạo điều kiện tiếp tục tăng trưởng, chẳng hạn như dịch vụ tài chính và giáo dục (đã được chọn sơ bộ và được sự tán thành của các bên liên quan).

Đã đảm bảo hài hòa?

Có thể thấy các ngành được xác định hướng thực hiện ưu tiên thu hút FDI trong chiến lược thế hệ mới, trước hết là những ngành hứa hẹn tạo giá trị gia tăng cao; cũng có thể kỳ vọng như những “cực tăng trưởng” -đầu tàu (theo lý thuyết của Hirschman, Fieldman) .

Tuy nhiên, ưu tiên thu hút FDI thế hệ mới, đã bao hàm sự điều chỉnh, cân bằng chiến lược phát triển kinh tế trong giai đoạn mới, với thành phần được Chính phủ xác định sẽ là động lực tăng trưởng, là kinh tế tư nhân trong nước? Chiến lược này đã đảm bảo song song coi trọng thị trường trong nước và nước ngoài hay vẫn tiếp tục ưu tiên hướng xuất khẩu, trong đó, phần không nhỏ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục “cược” vào FDI mà cơ hội để nâng hàm lượng giá trị công nghệ thông qua đào tạo - chuyển giao thực chất từ FDI-Việt Nam (doanh nghiệp và người lao động) lại vẫn theo cách thức cũ, hiệu quả không nhiều? Hay nói cụ thể hơn là sẽ cách thức ưu đãi thu hút những nhà đầu tư có thể gây “nghiêng đảo” nền kinh tế theo cách thức “Sam sung hắt hơi, Việt Nam sổ mũi”?

Một phần trọng tâm của Chính sách thu hút FDI thế hệ mới theo dự thảo, một lần nữa xin được nhấn mạnh: Một nền kinh tế bao trùm trước hết là một nền kinh tế hài hòa giữa các định hướng và hài hòa trong phân bổ nguồn lực quốc gia, bao gồm cả tài nguyên, đất đai, nhân lực… Điều này không đồng nghĩa cần có sự phân biệt trong các loại hình hoặc thành phần của nền kinh tế mà ngược lại, là bài toán mà Việt Nam phải giải suốt quá trình theo đuổi chiến lược mục tiêu: Hướng về kết quả và chất lượng sản xuất kinh doanh - không phụ thuộc loại hình sở hữu.

Kinh nghiệm Đài Loan

So sánh đơn giản, sẽ thấy dự thảo Chiến lược thu hút FDI thế hệ mới, có nhiều tương đồng về định hướng để trở thành quốc gia xuất khẩu bằng công nghệ, tương tự định hướng đã làm nên sức mạnh của kinh tế “mãnh hổ” Đài Loan trong 20 năm qua. Đáng chú ý trong chiến lược của Đài Loan, song song thúc đẩy thu hút FDI với hàm lượng công nghệ cao, có xuất xứ chủ yếu từ Mỹ và Nhật Bản…(một phần mà Việt Nam đang mong muốn nhiều hơn với việc “nâng xuất xứ FDI từ Mỹ, châu Âu, theo dự thảo); họ cũng đã ban hành rất chặt chẽ về nhập khẩu công nghệ.

Mặt khác, cùng các chính sách thuế và ưu đãi rộng rãi cho khu vực FDI, Đài Loan cũng ban hành các quy định rõ ràng về ưu đãi hay không ưu đãi cho từng loại hình công nghệ. Cùng với đó, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm hơn 90% tại Đài Loan) phát triển và nhập cuộc nhanh chóng chặng hành trình bắt chước - chuyển gia- sáng tạo công nghệ, đã ban hành các chính sách khuyến khích và các hạ tầng cứng lẫn mềm để doanh nghiệp phát triển khoa học công nghệ (bao gồm các tổ chức, trung tâm nghiên cứu R&D, chính sách ưu đãi thuế, vốn...)…

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hài hòa và bao trùm trong chiến lược FDI thế hệ mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO