Việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt đang được các địa phương, doanh nghiệp và người tiêu dùng tại Hải Phòng triển khai, tạo nền móng cho chuyển đổi số toàn diện và phát triển kinh tế số.
>>>Hải Phòng: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics
>>>Hải Phòng: Khuyến khích các nhà đầu tư phát triển khu công nghiệp sinh thái
Từ đi chợ 4.0…
Chuyển đổi số đang ngày càng phổ biến trong đời sống xã hội. Các doanh nghiệp trên toàn thế giới từ bán lẻ, chăm sóc sức khoẻ, sản xuất, tài chính cho đến các đơn vị hành chính công đều tham gia vào công cuộc chuyển đổi số để tăng cao hiệu quả hoạt động; đồng thời nâng cao tối đa trải nghiệm của khách hàng.
Tại Hải Phòng, việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động kinh doanh, buôn bán đã được các doanh nghiệp, hộ kinh doanh triển khai từ rất sớm.
Mới đây, tại chợ Lương Văn Can – khu chợ sầm uất và có khu vực ẩm thực thuộc FoodTour Hải Phòng, chính quyền địa phương đã triển khai mô hình “Chợ Lương Văn Can – Thanh toán không dùng tiền mặt”. Như vậy, người tiêu dùng thay vì trả tiền mặt thì có thể ứng dụng công nghệ 4.0 vào thanh toán khi mua sắm.
Ông Nguyễn Vũ Hoàng Giang - Phó Chủ tịch UBND phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng chia sẻ: Với mô hình “Chợ Lương Văn Can – Thanh toán không dùng tiền mặt”, toàn bộ tiểu thương và người an có thể mua bán hàng hoá tại chợ bằng cách quyét mã QR, hay chuyển tiền qua số điện thoại trên ứng dụng Viettel Money vô cùng nhanh chóng, thuận tiện.
“Lần đầu tiên, người dân có thể đi chợ thoải mái mà không còn những trở ngại như mang theo tiền lẻ, tính toán tiền thừa… Các điểm kinh doanh cũng được trang bị bằng quyét mã QR để khách hàng dễ thanh toán. Mô hình được triển khai với kỳ vòng sẽ mang đến môi trường số hoá tài chính đơn giản, an toàn, tiện lợi và phù hợp với mọi người dân, xoá bỏ những giới hạn và mang đến tiện ích trong giao dịch thanh toán”, ông Giang cho biết thêm.
Bà Phạm Anh Công – Tiểu thương kinh doanh tại chợ Lương Văn Can chia sẻ: “Trước đây, tôi vẫn nhận tiền chuyển qua tài khoản nhưng phải mất công đọc số tài khoản cho khách hàng. Nhiều khi khách đông, khách nghe nhầm nên thao tác chuyển khoản mất thời gian. Còn hiện nay, khi được hướng dẫn đăng ký quét mã QR, việc thanh toán tiền thuận lợi hơn nhiều. Khách chỉ cần quét mã và một vài thao tác đơn giản là mình đã nhận được tiền”.
>>>Hải Phòng: Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây quản lý dữ liệu đất đai
>>>Hải Phòng: Thúc tiến độ xây dựng các bến cảng nước sâu tại Lạch Huyện
Thực tế hiện nay, việc thanh toán không dùng tiền mặt đang len lỏi vào nhiều khía cạnh của đời sống và cộng đồng xã hội, dần trở thành thói quen của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cũng như người tiêu dùng. Tính an toàn, tiện lợi của việc ứng dụng mô hình chợ 4.0 không chỉ phát huy vai trò trong giai đoạn cao điểm phòng chống dịch COVID-19 mà còn mở rộng cánh cửa giao thương, phát triển kinh tế số tại TP Hải Phòng trong giai đoạn bình thường mới.
Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Vũ Thanh Hải - Phó Giám đốc Viettel Hải Phòng cho biết: “Sau thời gian ngắn triển khai, mô hình chợ 4.0 tại TP Hải Phòng, bước đầu đã thu về được nhiều phản hồi và kết quả tích cực. Viettel Hải Phòng đã triển khai tại 5 chợ gồm: Chợ Cát Bi, Cát Bà, Tam Bạc, Quán Toan, Hạ Lũng với giần 1.000 tiểu thương đăng ký trở thành điểm chấp nhận thanh toán của Viettel Money, và con số này vẫn tiếp tục gia tăng từng ngày.
“Mới đây, Viettel Hải Phòng đã đồng hành với phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền triển khai mô hình chợ 4.0 – Chợ thanh toán không dùng tiền mặt tại chợ Lương Văn Can. Hiện đã có hơn 150 tiểu thương được cấp mã QR để phục vụ cho hoạt động kinh doanh buôn bán”, ông Hải cho biết thêm
Đến thói quen không dùng tiền mặt
Các mô hình thí điểm "Chợ 4.0" tại Hải Phòng đã bước đầu góp phần thay đổi thói quen dùng tiền mặt của cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng.
Chị Mai Thị Minh Phương – Người tiêu dùng tại chợ Cát Bi cho biết: “Chỉ cần mình có tiền trong tài khoản ngân hàng hoặc trong ứng dụng Viettel Money thì khi đi chợ sẽ không phải lo lắng nếu không mang theo tiền mặt. Mình đã trải nghiệm dịch vụ quét mã QR tại một số quầy hàng từ thực phẩm đến hàng quần áo, đồ gia dụng … nên thấy rất tiện lợi. Mình trả đúng số tiền mà không lo thừa, thiếu”.
Ông Vũ Thanh Hải - Phó Giám đốc Viettel Hải Phòng cho biết: “Hiện Viettel Money đã và đang hỗ trợ người dùng thực hiện mọi giao dịch chuyển, nạp, rút tiền, mua bán trực tuyến nhanh chóng, dễ dàng. Không chỉ trải nghiệm các hoạt động mua bán không dùng tiền mặt thường ngày, người dân Hải Phòng còn hưởng lợi từ 300 tiện ích được cá nhân hoá theo nhu cầu, như trả tiền hoá đơn điện, nước, thanh toán cước viễn thông, đóng học phí, gửi tiết kiệm, vay tiêu dùng…
Cũng theo ông Hải, hiệu quả và tiềm năng từ việc triển khai từ việc phát triển chợ chợ 4.0 đã và đang tạo đà để doanh nghiệp chúng tôi tự tin triển khai nhân rộng mô hình này ra nhiều lĩnh vực trên địa bàn TP Hải Phòng. Từ đó, góp phần từng bước hiện thực hóa sứ mệnh phổ cập tài chính số và kiến tạo cuộc sống mới thông minh hơn, tiện lợi hơn, hiện đại hơn.
Xu hướng thanh toán số, không sử dụng tiền mặt ngày càng phát triển rộng rãi bởi tính bảo mật an toàn và sự tiện dụng khi thanh toán cho người sử dụng. Hướng tới phát triển kinh tế số, tạo nền móng vững chắc cho việc chuyển đổi số toàn diện, TP Hải Phòng cũng đang chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh các hình thức thanh toán điện tử hiện đại này.
Ông Hoàng Minh Cường - Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho biết, năm 2022 sẽ là năm đặt nền móng, động lực để thành phố phát triển mạnh mẽ, đột phá về chuyển đổi số. Vì thế, TP Hải Phòng đã mời gọi nhiều doanh nghiệp công nghệ đến với Hải Phòng để tìm hướng đi tốt, sử dụng công nghệ tiên tiến nhất nhằm thực hiện chuyển đổi số nhanh, mạnh. Quan điểm đã rõ ràng là khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nhận chuyển giao công nghệ; có cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc chuyển đổi số…
Còn theo đại diện Sở Thông tin và Truyền thông Hải Phòng, giai đoạn 2021-2025, dự án xây dựng chính quyền số TP Hải Phòng sẽ phát triển hạ tầng số gồm xây dựng trung tâm dữ liệu, hình thành nền tảng điện toán đám mây dùng chung của các cơ quan nhà nước; xây dựng các ứng dụng trên nhiều nền tảng số để cung cấp dịch vụ cho người dân, doanh nghiệp… Việc chuyển đổi số sẽ được thực hiện đồng bộ, toàn diện trên các lĩnh vực chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Có thể bạn quan tâm