Hải Phòng: Chuyển sứ mệnh, ga Vật Cách có… đổi mệnh?

Diendandoanhnghiep.vn Trong quá trình từng bước di chuyển cảng Hoàng Diệu và dần dỡ bỏ tuyến đường sắt nối từ cảng Chùa Vẽ đến cảng Hoàng Diệu, ga Vật Cách được coi là ga chính, tiếp nhận hàng hóa qua đường sắt.

>>> Hải Phòng: Số hoá để minh bạch trong quy hoạch xây dựng

>>> Lùi thu phí tự động trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng để phục vụ SEA Game 31

TP Hải Phòng được coi là trung tâm đầu mối cảng biển phía Bắc, do đó quy hoạch ưu tiên phát triển đường sắt kết nối cảng biển để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách.

Sản lượng hàng hoá thông qua các cảng của Hải Phòng bằng đường sắt hiện chỉ chiếm khoảng 1%

Sản lượng hàng hoá thông qua các cảng của Hải Phòng bằng đường sắt hiện chỉ chiếm khoảng 1%

Ga hàng hoá quan trọng

Ông Nguyễn Ngọc Đông - Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, khu vực Hải Phòng sẽ là đầu mối tập trung phát triển nhiều cảng trong thời gian tới. Vì vậy, Bộ GTVT thực hiện sắp xếp lại đầu mối vận tải trong đó có đường sắt.

Trước đó, Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ GTVT) đã công bố dự án cải tạo các ga trên tuyến đường sắt phía Bắc sẽ được đầu tư cải tạo, với tổng vốn 350 tỷ đồng từ nguồn vốn trung hạn 2021 – 2025. Cụ thể 3 ga hành khách và 6 ga hàng hóa sẽ được nâng cấp trong giai đoạn 2022 - 2024.

Trong 6 ga hàng hóa được nâng cấp, phía TP Hải Phòng có 2 ga được lựa chọn gồm ga Vật Cách và Thượng Lý tuyến Gia Lâm - Hải Phòng. Những ga này sẽ được cải tạo, nâng cấp xây dựng nhà kho, bãi hàng; bổ sung hoặc kéo dài một số đường ga, đường sắt trong bãi hàng để phục vụ xếp dỡ, tác nghiệp hàng hóa; Cải tạo, nâng cấp đường bộ vào ga của một số ga và xây dựng tường rào ga.

Trong đó, ga Vật Cách tại lộ trình km 91+250, với tuyến đường đơn, khổ 1m. Ga Vật Cách hiện có 3 đường đón, gửi, nhưng không có ke trung gian. Liền kề với ga này là cảng Vật Cách hiện có đường xếp dỡ số 6 và 7, đường rút dồn và đường 1 cầu cảng.

Hoạt động bốc xếp hàng hoá tại khu vực cảng Vật Cách, TP Hải Phòng

Hoạt động bốc xếp hàng hoá tại khu vực cảng Vật Cách, TP Hải Phòng

Hiện ga hàng hóa chính của Hải Phòng chính là ga thuộc Cảng Hải Phòng. Tuy nhiên, để thực hiện quy hoạch đô thị, các cơ quan chức năng đang nghiên cứu đề án di dời Cảng Hoàng Diệu (thuộc công ty CP Cảng Hải Phòng). Do đó, khi di dời tuyến đường sắt trong cảng Hoàng Diệu, ga Vật Cách không chỉ đảm nhận vai trò là điểm tập kết hàng hóa của Cảng Hải Phòng mà còn tiếp nhận thêm hàng hóa tại các ga Hải Phòng, Thượng Lý.

Theo Ban QLDA đường sắt thuộc Bộ GTVT, trong quá trình từng bước di chuyển cảng Hoàng Diệu và dần dỡ bỏ tuyến đường sắt nối từ cảng Chùa Vẽ đến cảng Hoàng Diệu, ga Vật Cách được coi là ga chính, tiếp nhận hàng hóa qua đường sắt và kết nối với cảng Vật Cách liền kề. Vì thế, Bộ GTVT đã có chủ trương đầu tư, nâng cấp ga Vật Cách thành ga hàng hóa hiện đại, có khả năng xếp dỡ lượng hàng hóa khoảng hơn 2 triệu tấn/năm.

>>> Hải Phòng: Du lịch nông thôn – “mỏ vàng” chờ khai thác

>>> Hải Phòng: Cơ hội nào cho các nhà đầu tư Hàn Quốc?

Theo chủ trương đầu tư được phê duyệt, dự kiến tại ga Vật Cách sẽ xây mới bãi hàng 1.500m2, xây mới nhà kho 1.500m2, đường xếp dỡ 1.000m2 và đường bộ vào ga 1000m. Dự báo đến năm 2030, năng lực xếp dỡ là 558.483 tấn/năm (trong đó, tại cảng Vật Cách là 460.361 tấn/năm và tại ga là 98.122 tấn/năm). Như vậy, khi ga Vật Cách được nâng cấp, lượng hàng hóa sau cảng được tập trung tại ga Vật Cách và vận chuyển đi các địa phương khác. Quá trình vận chuyển hàng hóa cũng sẽ không bị đứt gãy.

Theo ông Nguyễn Ngọc Đông, đây là dự án không lớn, nhưng rất quan trọng, góp phần bảo đảm đúng yêu cầu về quy hoạch đường sắt quốc gia, tổ chức sắp xếp đường sắt tại Hải Phòng và miền Bắc để bảo đảm kết nối liên vùng thông qua đường sắt.

Sớm rà soát, làm rõ nguồn gốc đất đai

Để chuẩn bị cho việc nâng cấp các ga hàng hoá này, mới đây, tại buổi làm việc với TP Hải Phòng về quy mô đầu tư ga Vật Cách thuộc Dự án cải tạo ga trên các tuyến đường sắt phía Bắc, phía đơn vị tư vấn thuộc dự án cải tạo ga trên các tuyển phía Bắc đã thông tin, quy mô thiết kế ga Vật cách gồm cải tạo toàn bộ ga với 8 đường, trong đó có đường chính tuyến số 3, nâng cấp cải tạo đường sắt hiện có và đường nhánh nối vào cảng Vật Cách; xây dựng nhà ga mới và khu chỉnh bị đầu máy-toa xe.

Đường sắt kết nối đến các Cảng Vật Cách, Hoàng Diệu, Chùa Vẽ

Đường sắt kết nối đến các cảng Vật Cách, Hoàng Diệu, Chùa Vẽ

Ngoài ra, tại cảng Vật Cách sẽ đặt mới 2 đường xếp dỡ, xây dựng nhà ga phân loại, kéo dài đường rút dồn; đặt mới và kéo dài 2 đường chạy dọc cầu cảng, xây dựng kho bãi mới... Tổng mức đầu tư dự án khoảng 400 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2022-2005 của Bộ GTVT và một phần vốn của TP Hải Phòng thực hiện GPMB và phần vốn của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong cảng. Dự kiến dự án sẽ triển khai thành 2 giai đoạn và đến năm 2030 đạt công suất 2,2 triệu tấn hàng hóa qua Ga Vật Cách.

Để chuẩn bị cho việc nâng cấp các ga hàng hoá này, theo ông Nguyễn Ngọc Đông - Thứ trưởng Bộ GTVT, Ban quản lý dự án đường sắt và đơn vị tư vấn cần làm rõ hơn sự cần thiết đầu tư và giai đoạn đầu tư, đồng thời bổ sung làm rõ hơn cơ sở pháp lý liên quan đến phạm vi quy mô đầu tư, hiện trạng, kinh phí đầu tư; rà soát lại, làm rõ về kinh phí GPMB, công tác xây dựng liên quan đến đường sắt quốc gia, đối với việc đầu tư khu vực bốc xếp, bãi hàng hóa trong khu vực cảng. Quy mô phải bám theo quy hoạch đường sắt chung của quốc gia, trong đó có chủ trương phát triển đường sắt qua địa bàn TP Hải Phòng.

Về phía TP Hải Phòng, ông Đông đề nghị địa phương hỗ trợ phần kinh phí GPMB trên địa bàn, cập nhật điều chỉnh quy hoạch địa phương phù hợp với phương án đầu tư dự án, báo cáo cấp có thẩm quyền sớm hoàn thành phê duyệt Đề án di dời cảng Hoàng Diệu… Về phía cảng Vật Cách, đề nghị doanh nghiệp cam kết thực hiện một số hạng mục trong khu vực cảng để phù hợp với dự án, bảo đảm tiến độ để phát huy hiệu quả.

Dự báo đến năm 2030, năng lực xếp dỡ tại cảng Vật Cách là 460.361 tấn/năm

Dự báo đến năm 2030, năng lực xếp dỡ tại cảng Vật Cách là 460.361 tấn/năm

Theo đại diện công ty CP cảng Vật Cách, phía công ty sẵn sàng phối hợp với các đơn vị liên quan để hỗ trợ cho dự án. Đồng thời, sẵn sàng đầu tư kinh phí để cùng tham gia nâng cấp tuyến đường sắt qua cảng và kho bãi.

Được biết, do chưa xác định được thời điểm phê duyệt Đề án di dời Cảng Hoàng Diệu, Chùa Vẽ nên phía đơn vị tư vấn đã đề xuất phương án đầu tư ga Vật Cách theo 2 kịch bản gồm: không lồng ghép ngân sách địa phương và lồng ghép với ngân sách địa phương.

Tuy nhiên, theo kiến nghị của Ban QLDA đường sắt thuộc Bộ GTVT, TP Hải Phòng nên thống nhất phương án đầu tư theo hướng không lồng ghép địa phương. Theo đề xuất của tư vấn, cần bố trí quỹ đất để đầu tư và tổ chức thực hiện GPMB giai đoạn 1, hoàn thành trong năm 2022; cập nhật, điều chỉnh quy hoạch địa phương phù hợp với phương án đầu tư dự án…

Ông Nguyễn Văn Tùng – Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho biết, Hải Phòng thống nhất với đề xuất của Bộ GTVT. Để góp phần thúc đẩy nhanh dự án, từng bước chuyển đầu mối đường sắt hàng hóa về ga Vật Cách, di dời Cảng Hoàng Diệu theo quy hoạch, Hải Phòng sẽ giao các địa phương gồm quận Hồng Bàng, huyện An Dương phối hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn trong quá trình triển khai dự án. Đặc biệt làm rõ các vấn đề về nguồn gốc đất đai, GPMB; phối hợp với ngành đường sắt thực hiện đồng bộ, hiệu quả dự án.

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hải Phòng: Chuyển sứ mệnh, ga Vật Cách có… đổi mệnh? tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713298672 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713298672 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10