Hải Phòng "cứu" ngành Du lịch cách nào?

Diendandoanhnghiep.vn Nếu biết làm du lịch, lợi ích cho cả thành phố và người dân Hải Phòng là rất lớn, cao hơn nhiều ngành kinh tế khác.

Du lịch Hải Phòng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế 3 trụ cột: Kinh tế biển, Công nghiệp công nghệ cao và Du lịch.

Trông người mà ngẫm đến ta

Năm 2020, lượng khách du lịch đến Hải Phòng đạt khoảng 10,4 triệu lượt khách, tổng thu từ du lịch Hải Phòng đạt khoảng 3.900 tỷ đồng. Trước đó, năm 2019 lượng khách đến Hải Phòng đạt khoảng 9,1 triệu lượt và doanh thu từ ngành đạt 3.100 tỷ đồng.

ffdf

Khu du lịch quốc tế Hòn Dáu được xem là điểm đến lý tưởng của du khách khi đến Hải Phòng.

Với con số hơn 32.000 tỷ đồng thu nội địa năm 2020, “trụ cột” du lịch của Hải Phòng chiếm chưa đến 1/8. Từng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế 3 trụ cột kinh tế: Kinh tế biển, Công nghiệp công nghệ cao và Du lịch, nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, du lịch Hải Phòng đang mất dần vị thế.

Nhìn sang địa phương lân cận Quảng Ninh, năm 2019, khi chưa bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, du lịch Quảng Ninh đón 14 triệu lượt khách. Tổng thu ngân sách từ du lịch của địa phương này đạt 29.487 tỷ đồng. Nghĩa là gần bằng tổng thu ngân sách nội địa của Hải Phòng năm đó. Và, mặc dù chỉ đón chưa đầy 9 triệu lượt khách năm 2020, thế nhưng nguồn thu du lịch của Quảng Ninh cũng lên đến 17.000 tỷ đồng.

Vậy, phải chăng du lịch của Quảng Ninh có nhiều lợi thế?

Không! Với điều kiện tự nhiên thuận lợi về biển đảo, Hải Phòng sớm đã trở thành địa chỉ du lịch nổi tiếng cả nước từ những năm 1990 thế kỷ trước. Ngày đó, du lịch Quảng Ninh mới chỉ được biết đến cái tên biển Bãi Cháy, còn Vịnh Hạ Long là một điểm đến xa lạ.

Ông Dương Anh Điền, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng trong một cuộc họp lãnh đạo thành phố về phát triển du lịch đã từng thừa nhận, ít có nơi nào ở Việt Nam được thiên nhiên ban tặng “đặc ân” như Đồ Sơn và Cát Bà.  

dad

ít có nơi nào ở Việt Nam được thiên nhiên ban tặng “đặc ân” như Đồ Sơn

Thế nhưng, có lẽ Hải Phòng quá tự mãn với lợi thế tưởng như “có một không hai” ấy nên đã an phận với những gì tự nhiên ban tặng. Suốt cả thập niên 90 thế kỷ trước và suốt cả thập niên đầu thế kỷ 20, Đồ Sơn, Cát Bà vẫn ung dung trong tư thế “người hùng” du lịch. Cả thành phố du lịch không có nổi 1 khách sạn 5 sao. Thậm chí, Đồ Sơn cứ thỏa mãn với bãi tắm đục ngầu, hàng quán lụp xụp và những khu nhà khách, nhà nghỉ đậm chất… bao cấp do các bộ, ngành “xí phần”.

Đến những năm 2006 - 2007, khi thời kỳ hoàng kim của ngành công nghiệp đóng tàu, sản xuất thép, xi măng,…vốn là thế mạnh của địa phương có dấu hiệu thoái trào, Hải Phòng chợt… giật mình nhìn ra sức mạnh tiềm ẩn của ngành công nghiệp không khói đã bị lãng quên bấy lâu. Một “cuộc cách mạng” cho du lịch Hải Phòng được châm ngòi. Thành ủy, HĐND TP Hải Phòng đã ra các nghị quyết phát triển du lịch nhằm đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Ông Trần Văn Hiếu – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính khi ấy còn là Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng phụ trách ngành đã làm cuộc cải tổ cho du lịch Đồ Sơn. Cuộc chỉnh trang như thần tốc khi ấy kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt Đồ Sơn. Hàng loạt hàng quán lụp xụp ven các Khu I, Khu II, Khu III được giải tỏa nhằm… trả lại mặt tiền cho biển. Chỉ sau ít tháng, diện mạo Đồ Sơn như được trang điểm với gương mặt mới.

Song, cũng chẳng hiểu vì lý do gì mà cuộc cách mạng ấy mới chỉ như động tác “rửa mặt” cho cảnh quan du lịch Đồ Sơn. Sự im bặt đến khó hiểu ấy khiến du lịch Đồ Sơn trở lại với những gì vốn có của hàng thập kỷ trước đó, một “đặc sản” duy nhất - đó là dịch vụ "nhạy cảm"!

âfâ

Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng được kỳ vọng làm thay đổi du lịch Đồ Sơn.

Sau 10 năm tổng kết, một lãnh đạo ngành du lịch Hải Phòng đã phải cay đắng thốt lên rằng: “Các chỉ tiêu đều không đạt”. Cụ thể, số lượng khách du lịch chỉ đạt 76% chỉ tiêu, tốc độ tăng lượng khách du lịch chỉ đạt 1 nửa chỉ tiêu, doanh thu du lịch đạt 63% chỉ tiêu,... Các chỉ tiêu về phát triển cảng biển du lịch quốc tế, mở tuyến bay quốc tế đến Hải Phòng, đưa Cát Bà trở thành di sản thiên nhiên thế giới,… đều không đạt.

Đáng nói, các cơ sở lưu trú quy mô nhỏ, xuống cấp, không có dịch vụ hỗ trợ, không đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch hội nghị hội thảo, không có khả năng đăng cai các sự kiện văn hoá, thể thao, du lịch có quy mô quốc gia, quốc tế. Các cơ sở lưu trú chủ yếu khai thác vào mùa hè, không có dịch vụ để khai thác mùa thu, đông. Mảng lữ hành và vận chuyển du lịch đa số là quy mô nhỏ, sức cạnh tranh thấp...

Những người hiểu chuyện đã xót xa cho Đồ Sơn. Người ta hiểu rằng, Đồ Sơn như một miếng bánh mà ở đó có quá nhiều lát cắt của các bộ, ngành. Nhiều nhà đầu tư đành lặng lẽ nhìn Đồ Sơn như ngắm một bông hoa đẹp nhưng đầy gai độc. Chẳng thế mà “đại gia điếu cày” - Lê Thanh Thản phải ngậm ngùi ngoảnh mặt với Đồ Sơn để quay sang Quảng Ninh đầu tư chuỗi khách sạn Mường Thanh tới gần chục chiếc.

Giật mình! Tham bát bỏ mâm

Nhiều người cực đoan cho rằng Hải Phòng có quá nhiều thứ để phát triển nên “bỏ rơi” du lịch.

Không! Từ năm 2004, lãnh đạo Hải Phòng đã có những chủ trương mạnh bạo khi trải thảm mời gọi đầu tư vào Khu du lịch Đồ Sơn. Dự án Khu du lịch quốc tế Hòn Dáu là một ví dụ. Ông Hoàng Thiềng - chủ đầu tư, một người con của Hải Phòng và lãnh đạo thành phố khi ấy đều có chung một tư tưởng lớn khi đó: Đánh thức du lịch Đồ Sơn!

sfsà

Và thế, công cuộc “đội đá lấp biển” kéo dài hơn một thập kỷ nuốt hàng triệu m3 đất đá, ngốn hàng trăm tỷ đồng của nhà đầu tư những tưởng sẽ biến Khu du lịch quốc tế Hòn Dáu là điểm đến lý tưởng cho Đồ Sơn. Chỉ tiếc! điều kỳ diệu đó đã không xảy ra. Những hoài bão, niềm tin của nhà đầu tư như bánh xà phòng trước sóng sau mỗi nhiệm kỳ. Những “tư tưởng lớn” ấy đã không đi đến cùng để làm cho du lịch Đồ Sơn gượng dậy.

Thậm chí, giai đoạn 2015 - 2020, du lịch Hải Phòng đã được đổ vào hàng nghìn tỷ đồng ngân sách và hàng trăm nghìn tỷ từ các nguồn lực xã hội khác. Từ năm 2016, đã có nhiều dự án phát triển du lịch được khởi công như khu vui chơi giải trí và công viên sinh thái Vũ Yên, khu vui chơi giải trí cao cấp Hòn Dấu, khu cảng hàng hoá bến tàu du lịch, ga cáp treo tại Cát Bà. Toàn thành phố có năm dự án khách sạn 5 sao đang được triển khai. Cảng hàng không quốc tế Cát Bi đã mở thêm nhiều đường bay mới trong nước và quốc tế,… Thế nhưng, không ít các dự án cứ dang dở. Nhà đầu tư đổ hàng nghìn tỷ đồng vào dự án nhưng lại phải chịu cảnh lay lắt vì những khó khăn, cản trở do quy hoạch, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng,…mà “đụng đâu vướng đó”.

ncn

Dự án Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng đang được xây dựng

Và, khi Hải Phòng còn loay hoay tìm đường phát triển ngành công nghiệp không khói thì Quảng Ninh đã chuyển đổi thành công nền kinh tế từ “nâu” sang “xanh”.

Ngày 01/9/2018 khi cầu Bạch Đằng khánh thành, hình ảnh người Hải Phòng nườm nượp qua cầu để sang Quảng Ninh…ngắm biển. Nhiều người hiểu chuyện một lần nữa giật mình!

Mới đây, ngày 01/7/2021, tại Hội nghị Thành ủy lần thứ 4, ông Trần Lưu Quang – tân Bí thư Thành ủy Hải Phòng đã chỉ đạo Ban cán sự Đảng UBND thành phố thành lập ngay Tổ công tác đặc biệt về phát triển du lịch Hải Phòng. Tổ công tác do một lãnh đạo UBND thành phố làm tổ trưởng, với sự tham gia của lãnh đạo các ngành, địa phương liên quan. Đặc biệt, Tổ công tác có sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, du lịch và đại diện các doanh nghiệp. Ông cũng giao Tổ công tác phải báo cáo định kỳ mỗi tháng/lần để Thường trực Thành ủy kịp thời có các biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo. Ông quyết tâm đưa du lịch Hải Phòng phát triển bứt phá, xứng đáng là một trong 3 trụ cột phát triển kinh tế chủ yếu của Hải Phòng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 16 trước đó đề ra.

gdsg

Hải Phòng đã có bước tăng trưởng ngoạn mục về thu hút đầu tư

Tân Bí thư Hải Phòng đưa ra các giải pháp cấp bách như vậy bởi ông nhìn ngay được Hải Phòng có tiềm năng rất lớn về phát triển du lịch nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mức và chưa được đầu tư xứng tầm. Dẫu mới ít ngày đặt chân đến Hải Phòng nhưng ông đã nhận ra, ít có nơi nào như Hải Phòng được thiên nhiên ưu đãi ban tặng 2 danh lam thắng cảnh nổi tiếng là Cát Bà và Đồ Sơn. Đi cùng với đó là những lợi thế khác: Có Cảng hàng không quốc tế, rất nhiều di tích lịch sử văn hóa, làng nghề và đặc biệt là ẩm thực đa dạng, độc đáo, vô cùng hấp dẫn.

Bí thư Thành ủy Hải Phòng cũng thẳng thắn, thời gian qua thành phố có sự quan tâm đầu tư phát triển du lịch; kêu gọi được nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn về Hải Phòng thực hiện các dự án du lịch nhưng kết quả đạt được chưa như mong muốn. Điều đó được đánh giá bằng tổng lượng khách du lịch đến với Hải Phòng đạt chưa đầy 10 triệu lượt khách/năm, trong đó khách quốc tế chưa nhiều. Doanh thu từ dịch vụ du lịch còn thấp. Đặc biệt, giá trị gia tăng từ du lịch không cao, sự đóng góp trở lại cho thành phố còn ở mức rất hạn chế. Các cơ sở lưu trú, đặc biệt là khách sạn 5 sao còn ít. Quy hoạch phát triển du lịch còn manh mún, nhất là trọng điểm du lịch, Đồ Sơn vướng nhiều về quy hoạch, không có dư địa để phát triển du lịch. Tại Cát Bà vừa qua phải tiến hành bổ sung, cập nhật, điều chỉnh quy hoạch cục bộ mới có thể tiếp tục thực hiện một số dự án du lịch lớn nhưng kéo dài rất lâu và tốn kém cả về thời gian và nguồn lực.

sgsdgds

Dịch COVID-19 khiến kinh tế của Quảng Ninh bị giáng đòn chí mạng

Trong khi đó, nhìn sang tỉnh bạn Quảng Ninh hoặc một số địa phương du lịch nổi tiếng trên cả nước, nguồn thu về du lịch rất lớn, xứng đáng là trụ cột trong phát triển kinh tế địa phương, mang lại lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội, thu nhập của người dân được nâng cao. “Nếu biết làm du lịch, lợi ích cho cả thành phố và người dân là rất lớn, cao hơn nhiều ngành kinh tế khác”, tân Bí thư Thành ủy Hải Phòng – Trần Lưu Quang nhấn mạnh.

Cũng nhìn từ bài học Quảng Ninh, địa phương này đã sực tỉnh nhận ra bài học phát triển kinh tế quá say sưa vào mũi nhọn du lịch. Khi dịch COVID-19 tàn phá, kinh tế của Quảng Ninh bị giáng một đòn chí mạng. Nguồn thu từ “cánh tay phải” du lịch bị sụt giảm gần 1 nửa, và dự báo năm 2021 sẽ tiếp tục sụt giảm. Quảng Ninh chợt giật mình nhận ra, những lợi thế thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển công nghiệp công nghệ cao bấy lâu đã bị bỏ lỡ. Trong khi đó, người láng giềng – Hải Phòng đã có bước tăng trưởng ngoạn mục.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hải Phòng "cứu" ngành Du lịch cách nào? tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713969714 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713969714 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10