>>> Vượt sóng COVID, Cảng Hải Phòng đặt mục tiêu tăng trưởng 5-7%

>>> Hải Phòng: Tập trung giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm

Tính trong cả nước, Hải Phòng nằm trong số ít các địa phương được sở hữu nhiều dòng sông, điều đó hình thành lên một Hải Phòng đặc thù, với tư thế kết tụ các tiểu vùng thành chuỗi phát triển năng động. Trong những năm qua, cùng với sự đầu tư về cảng biển, hạ tầng giao thông đường bộ của thành phố cũng phát triển mạnh mẽ.

Đặc biệt, với hệ thống 16 sông chính phân bố rộng khắp địa bàn TP Hải Phòng, cùng đặc điểm địa lý của vùng cửa biển, những cây cầu vượt sông, vượt biển có ý nghĩa hết sức đặc biệt, là huyết mạch quan trọng trong hệ thống giao thông, mở ra cơ hội kết nối giao thương, phát triển kinh tế - xã hội giữa Hải Phòng với các tỉnh lân cận.

Cầu vượt biển Tân Vũ – Lạch Huyện được coi là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam. Với quan điểm “sống với biển làm giàu từ biển”, mạng lưới đường dẫn từ cầu giữ vai trò kết nối, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng của khu kinh tế biển Đình Vũ – Cát Hải, khu dịch vụ cảng nước sâu Lạch Huyện, thông qua đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường cao tốc ven biển, đưa hàng hóa tới mọi miền Tổ quốc và phía Nam Trung Quốc. Cầu Tân Vũ – Lạch Huyện cũng mang biểu tượng đặc trưng của cầu vượt biển, khác với những cầu khác trong lục địa, vì phải thi công đạt độ tĩnh không rất cao, đủ cho những con tàu biển hàng vạn tấn qua lại vào làm hàng trong các cảng (Ảnh: Nguyễn Hồng Phong)

Cầu vượt biển Tân Vũ – Lạch Huyện được coi là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam. Với quan điểm “sống với biển làm giàu từ biển”, mạng lưới đường dẫn từ cầu giữ vai trò kết nối, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng của khu kinh tế biển Đình Vũ – Cát Hải, khu dịch vụ cảng nước sâu Lạch Huyện, thông qua đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường cao tốc ven biển, đưa hàng hóa tới mọi miền Tổ quốc và phía Nam Trung Quốc. Cầu Tân Vũ – Lạch Huyện cũng mang biểu tượng đặc trưng của cầu vượt biển, khác với những cầu khác trong lục địa, vì phải thi công đạt độ tĩnh không rất cao, đủ cho những con tàu biển hàng vạn tấn qua lại vào làm hàng trong các cảng (Ảnh: Nguyễn Hồng Phong)

Cầu Bạch Đằng trên tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng kết nối TP Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh. Đây là một trong những cây cầu lớn nhất cả nước và đứng thứ 3 trong số 7 cây cầu dây văng có nhiều nhịp nhất thế giới, thi công phức tạp nhất. Đặc biệt, công trình do chính người Việt Nam tự đầu tư, thiết kế, tổ chức thi công với kỹ thuật phức tạp, công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Cầu Bạch Đằng không chỉ phát huy giá trị của cao tốc Hà Nội - Hải Phòng khi giúp rút ngắn quãng đường từ Hà Nội - Hạ Long, Hải Phòng - Hạ Long mà còn thúc đẩy liên kết vùng, góp phần kết nối toàn khu vực tam giác phát triển 3 chữ H: Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long. Đồng thời mở thêm không gian và cơ hội phát triển kinh tế - xã hội lớn cho toàn khu vực

Cầu Bạch Đằng trên tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng kết nối TP Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh. Đây là một trong những cây cầu lớn nhất cả nước và đứng thứ 3 trong số 7 cây cầu dây văng có nhiều nhịp nhất thế giới, thi công phức tạp nhất. Đặc biệt, công trình do chính người Việt Nam tự đầu tư, thiết kế, tổ chức thi công với kỹ thuật phức tạp, công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Cầu Bạch Đằng không chỉ phát huy giá trị của cao tốc Hà Nội - Hải Phòng khi giúp rút ngắn quãng đường từ Hà Nội - Hạ Long, Hải Phòng - Hạ Long mà còn thúc đẩy liên kết vùng, góp phần kết nối toàn khu vực tam giác phát triển 3 chữ H: Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long. Đồng thời mở thêm không gian và cơ hội phát triển kinh tế - xã hội lớn cho toàn khu vực

Cầu Hoàng Văn Thụ được thông xe kỹ thuật vào ngày 15/10/2019, với tổng mức đầu tư khoảng 2.176 tỷ đồng. Cầu bắc qua sông Cấm, nối quận Hồng Bàng và huyện Thủy Nguyên (Ảnh: Nguyễn Hồng Phong)

Cầu Hoàng Văn Thụ được thông xe kỹ thuật vào ngày 15/10/2019, với tổng mức đầu tư khoảng 2.176 tỷ đồng. Cầu bắc qua sông Cấm, nối quận Hồng Bàng và huyện Thủy Nguyên (Ảnh: Nguyễn Hồng Phong)

Cầu Hoàng Văn Thụ là một trong những hạng mục chính của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KĐT mới Bắc sông Cấm. Qua đó, từng bước hoàn thiện hệ thống trung tâm TP Hải Phòng mới theo định hướng phát triển không gian đô thị và theo điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Cầu Hoàng Văn Thụ là một trong những hạng mục chính của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KĐT mới Bắc sông Cấm. Qua đó, từng bước hoàn thiện hệ thống trung tâm TP Hải Phòng mới theo định hướng phát triển không gian đô thị và theo điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Cầu sông Hóa nối huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng và huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Công trình góp phần nâng cao năng lực phục vụ, nâng cao năng lực phục vụ, đảm bảo khả năng khai thác trên 3000 xe quy đổi/ngày đêm, bảo đảm an toàn giao thông, rút ngắn cự ly vận chuyển giữa TP Hải Phòng với khu vực ven biển tỉnh Thái Bình, tạo thành hệ thống kết nối giao thông liên tỉnh thông suốt.. Đồng thời, giảm áp lực giao thông qua QL10. Cầu sông Hóa có ý nghĩa đặc biệt với TP Hải Phòng và tỉnh Thái Bình, không chỉ mang tính kết nối liên vùng mà mở ra cơ hội giao thương, thu hút đầu tư, phát triển sản xuất công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp (Ảnh: Nguyễn Hồng Phong)

Cầu sông Hóa nối huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng và huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Công trình góp phần nâng cao năng lực phục vụ, nâng cao năng lực phục vụ, đảm bảo khả năng khai thác trên 3000 xe quy đổi/ngày đêm, bảo đảm an toàn giao thông, rút ngắn cự ly vận chuyển giữa TP Hải Phòng với khu vực ven biển tỉnh Thái Bình, tạo thành hệ thống kết nối giao thông liên tỉnh thông suốt.. Đồng thời, giảm áp lực giao thông qua QL10. Cầu sông Hóa có ý nghĩa đặc biệt với TP Hải Phòng và tỉnh Thái Bình, không chỉ mang tính kết nối liên vùng mà mở ra cơ hội giao thương, thu hút đầu tư, phát triển sản xuất công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp (Ảnh: Nguyễn Hồng Phong)

Cầu Quang Thanh được khánh thành vào tháng 7/2021 sau 13 tháng thi công. Đây là công trình giao thông tiêu biểu, thể hiện tình đoàn kết hữu nghị hợp tác giữa Hải Phòng và Hải Dương. Cây cầu được đưa vào sử dụng đã giúp thay thế phà Quang Thanh, là công trình quan trọng kết nối giao thông giữa 2 địa phương này và rút ngắn khoảng cách về vận tải, tăng cường giao lưu hàng hóa (Ảnh: Nguyễn Hồng Phong)

Cầu Quang Thanh được khánh thành vào tháng 7/2021 sau 13 tháng thi công. Đây là công trình giao thông tiêu biểu, thể hiện tình đoàn kết hữu nghị hợp tác giữa Hải Phòng và Hải Dương. Cây cầu được đưa vào sử dụng đã giúp thay thế phà Quang Thanh, là công trình quan trọng kết nối giao thông giữa 2 địa phương này và rút ngắn khoảng cách về vận tải, tăng cường giao lưu hàng hóa (Ảnh: Nguyễn Hồng Phong)

Cầu Quang Thanh bắc qua sông Văn Úc, kết nối QL10, các đường tỉnh 360, 390, 392, QL37 và các tuyến đường trong khu vực, hoàn thiện tuyến đường bộ liên tỉnh kết nối giữa huyện An Lão (Hải Phòng) với huyện Thanh Hà (Hải Dương) (Ảnh: Nguyễn Hồng Phong)

Cầu Quang Thanh bắc qua sông Văn Úc, kết nối QL10, các đường tỉnh 360, 390, 392, QL37 và các tuyến đường trong khu vực, hoàn thiện tuyến đường bộ liên tỉnh kết nối giữa huyện An Lão (Hải Phòng) với huyện Thanh Hà (Hải Dương) (Ảnh: Nguyễn Hồng Phong)

Cùng với cầu Quang Thanh, cầu Dinh là cây cầu bắc qua sông Kinh Thầy, kết nối huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng với thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Ảnh: Nguyễn Hồng Phong)

Cùng với cầu Quang Thanh, cầu Dinh là cây cầu bắc qua sông Kinh Thầy, kết nối huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng với thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Ảnh: Nguyễn Hồng Phong)

Cầu Dinh được đưa vào sử dụng, kết nối QL37, QL10, các tỉnh lộ 389B, 352 và các tuyến đường trong khu vực tạo sự liên kết vùng lớn. Cây cầu đã tạo thuận lợi cho người dân thị xã Kinh Môn, các huyện Kim Thành, Nam Sách ( tỉnh Hải Dương), huyện Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh) và các vùng phụ cận trong việc thông thương hàng hóa, tiếp cận các dịch vụ kinh tế - xã hội và đô thị (Ảnh: Nguyễn Hồng Phong)

Cầu Dinh được đưa vào sử dụng, kết nối QL37, QL10, các tỉnh lộ 389B, 352 và các tuyến đường trong khu vực tạo sự liên kết vùng lớn. Cây cầu đã tạo thuận lợi cho người dân thị xã Kinh Môn, các huyện Kim Thành, Nam Sách ( tỉnh Hải Dương), huyện Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh) và các vùng phụ cận trong việc thông thương hàng hóa, tiếp cận các dịch vụ kinh tế - xã hội và đô thị (Ảnh: Nguyễn Hồng Phong)