HDI Global SE có còn được nắm quyền quản trị PVI?

Diendandoanhnghiep.vn Với việc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với HDI Global SE, HDI Global SE có còn được nắm quyền quản trị Công ty cổ phần PVI(PVI)?

UBCKNN đã ban hành Quyết định số 201/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với HDI Global SE (địa chỉ trụ sở chính: HDI-Platz 1, 30659 Hannover, Cộng hòa Liên bang Đức) với tổng cộng mức phạt tiền 185.000.000 đồng (một trăm tám mươi lăm triệu đồng).

Trụ sở PVI

Trụ sở PVI

Đồng thời, Quyết định đưa ra biện pháp khắc phục hậu quả, áp dụng biện pháp “Buộc phải chuyển nhượng cổ phiếu trong thời hạn tối đa 60 ngày để giảm tỷ lệ nắm giữ theo đúng quy định” quy định tại điểm b khoản 3 Điều 28 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP.

Câu hỏi đặt ra là với việc buộc phải chuyển nhượng cổ phiếu để giảm tỷ lệ nắm giữ theo đúng quy định (tối đa 49%), HDI Global SE có còn được quyền nắm quyền quản trị PVI như hiện nay cũng như giá trị hiệu lực của Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông PVI và việc loại bỏ ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ra khỏi phạm vi nội dung hoạt động của PVI để trở thành công ty đại chúng sở hữu 100% vốn nước ngoài? 

Xét lại Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông PVI?

Trên thực tế, trước khi ra quyết định xử phạt, UBCKNN đã có văn bản xin ý kiến nhiều bộ, ngành liên quan.

Theo văn bản số 541/QLXLVPHC&TDTHPL-XLHC về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán của Cục quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (QLXLVPHC&TDTHPL) (Bộ Tư pháp), Cục QLXLVPHC&TDTHPL cho rằng: Sau khi HDI đã thực hiện các hành vi vi phạm hành chính nói trên (hành vi thực hiện một số giao dịch nhằm che dấu quyền sở hữu thực sự đối với một chứng khoán để trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin và hành vi vi phạm tỷ lệ nắm giữ chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài) dẫn đến việc HDI nắm cổ phần chi phối tại PVI.

Như vậy, với việc thực hiện hành vi “vi phạm tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại một công ty đại chúng” sau khi thực hiện một loạt hành vi vi phạm “thực hiện một hoặc một số giao dịch nhằm che dấu quyền sở hữu thực sự đối với một chứng khoán để trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin” mà HDI đã trở thành cổ đông chi phối, nắm quyền quản trị, chủ động loại bỏ ngành nghề kinh doanh có điều kiện để trở thành công ty đại chúng sở hữu 100% vốn nước ngoài.

Việc xem xét, xác định giá trị hiệu lực của Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông PVI, cũng như việc loại bỏ ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ra khỏi phạm vi nội dung hoạt động của PVI để trở thành công ty đại chúng sở hữu 100% vốn nước ngoài cần được UBCKNN và các cơ quan chức năng liện quan thực hiện bởi đây là hệ quả trực tiếp của các vi phạm hành chính (hành vi bất hợp pháp) do HDI cùng các tổ chức có liên quan thực hiện.

Trong trường hợp này, giữa các vi phạm hành chính do HDI và các tổ chức liên quan thực hiện và nội dung của Nghị quyết Đại hội đồng cổ động PVI, việc thay đổi địa vị pháp lý của PVI từ công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng với nhà đầu tư nước ngoài với tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là 49% trở thành công ty đại chúng sở hữu 100% vốn nước ngoài có mối quan hệ nhân quả trực tiếp. Do đó, cần xem xét về tính hợp pháp của các vấn đề trên khi chúng là hệ quả của hành vi trái pháp luật.

Tình tiết tăng nặng

Đặc biệt, qua nghiên cứu Công văn số 340/UBCKNN-TT và hồ sơ tài liệu kèm theo, Cục QLXLVPHC&TDTHPL thấy rằng, vụ việc vi phạm có nhiều dấu hiệu thể hiện sự cấu kết, thông đồng giữ HDI và Sunway để cùng thực hiện hành vi vi phạm hành chính, tức là thuộc trường hợp vi phạm hành chính có tổ chức.

Do đó, trong quá trình xử lý vụ việc, cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt cần xác minh, làm rõ vai trò của Sunway trong vụ việc này để xác định có hay không vi phạm hành chính có tổ chức.

Trường hợp có đầy đủ tài liệu, căn cứ xác định được rõ vai trò, hành vi vi phạm hành chính của Sunway, thì cơ quan, người có thẩm quyền ngoài việc XPVPHC đối với HDI thì cần phải tiến hành XPVPHC đối với cả Sunway và áp dụng tình tiết tăng nặng “vi phạm hành chính có tổ chức” để XPVPHC, đảm bảo không bỏ lọt, bỏ sót các đối tượng vi phạm có liên quan trong vụ việc này.

Rõ ràng, đây là những vấn đề mà UBCKNN cần xem xét kỹ và đưa ra các quyết định kịp thời để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông, trong đó có cổ đông lớn là Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam.

Diễn đàn doanh nghiệp sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết HDI Global SE có còn được nắm quyền quản trị PVI? tại chuyên mục Hồ sơ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713487211 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713487211 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10