“Hé lộ” nhiệm vụ thứ ba của FED ít ai ngờ tới

Diendandoanhnghiep.vn FED có nhiệm vụ kép: đảm bảo ổn định thị trường lao động và kiềm chế lạm phát. Nhưng dường như cơ quan này còn có nhiệm vụ thứ ba mà ít ai ngờ tới.

Chủ tịch FED Powell

Chủ tịch FED Powell

>> Fed: Sẽ tiến tới cắt giảm lãi suất ở thời điểm nào đó trong năm

Nếu như năm 2008 đánh dấu một thời điểm mang tính bước ngoặt, khi tác động của lãi suất cao ở Mỹ dường như đã bùng nổ, thì chu kỳ thắt chặt tiền tệ gần đây nhất của FED đã đánh dấu sự tiếp tục của xu hướng đó – mặc dù cho đến nay vẫn chưa có một cuộc khủng hoảng toàn cầu nào.

Tuy nhiên, khi lãi suất tăng mạnh và thâm hụt ngân sách tăng vọt, nó đột nhiên trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Nhà kinh tế học và tác giả cuốn “Thiên nga đen” Nassim Taleb gần đây đã ví vấn đề nợ của Mỹ như một “vòng xoáy tử thần”. Giám đốc điều hành JPMorgan Jamie Dimon đã nói về một “vách đá nợ” mà Mỹ đang tiến tới. Ngay cả Giám đốc Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ cũng khẳng định rằng “đó là một vòng xoáy chậm, nhưng vẫn là một vòng xoáy nợ ngày càng tăng và các khoản thanh toán nợ ngày càng tăng”, đồng thời nói thêm rằng “tình hình tài chính là không bền vững”.

Còn nhớ vào mùa thu năm ngoái, nhà kinh tế học Charles Calomiris đã viết một sách trắng được đăng lên trang web của St. Louis Fed và đã gây được sự chú ý trong giới đầu tư chuyên nghiệp. Về cơ bản, Calomiris lập luận rằng, với mức nợ hiện tại của chính phủ Mỹ và mức thâm hụt ngân sách dự kiến, Mỹ có nguy cơ rơi vào tình trạng nợ và thâm hụt cao đến mức chính sách tiền tệ mất đi lực kéo.

Lãi suất thường được tăng lên để kiềm chế lạm phát, nhưng sẽ có lúc khoản nợ quá lớn đến mức lãi suất cao hơn chỉ khiến chi phí trả nợ cao hơn, do đó, gây ra nhu cầu phát hành trái phiếu chính phủ nhiều hơn, vốn dĩ đã gây ra lạm phát. Một hàm ý của điều này là ngân hàng trung ương cuối cùng có thể bị buộc phải sử dụng đòn bẩy của chính sách tiền tệ để hỗ trợ trái phiếu chính phủ. Đến lúc nào đó, FED phải điều chỉnh giảm lãi suất để giảm chi phí trả nợ cho chính phủ.

>> Kỳ vọng hạ lãi suất của Fed ngày càng giảm đáng kể

FED chính thức có nhiệm vụ kép: đảm bảo việc làm đầy đủ và ổn định giá cả. Nhưng như chuyên gia kinh tế Luke Gromen đã chỉ ra, dường như bây giờ FED có thêm một nhiệm vụ thứ ba: duy trì thị trường trái phiếu kho bạc hoạt động ổn định, mặc dù sự ổn định của thị trường trái phiếu không phải là trách nhiệm chính của FED. Tuy nhiên, mỗi khi thị trường trái phiếu bắt đầu phản tác dụng, FED sẽ lao vào - bất kể lạm phát hay thất nghiệp ở mức nào. Nói cách khác, FED rất nỗ lực chống lại lạm phát miễn là làm như vậy không gây ra điều gì bất ổn trên thị trường trái phiếu.

FED rất nỗ lực chống lại lạm phát miễn là làm như vậy không gây ra điều gì bất ổn trên thị trường trái phiếu.

FED rất nỗ lực kiểm soát lạm phát miễn là làm như vậy không gây ra điều gì bất ổn trên thị trường trái phiếu.

Chúng ta đã thấy điều này vào năm 2019 với cuộc khủng hoảng repo; vào năm 2020, khi lợi suất tăng vọt trong những ngày đầu của đại dịch và Fed đã đưa ra QE 600 tỷ USD mỗi tuần; một lần nữa vào tháng 3 năm 2023, khi Ngân hàng Silicon Valey và Ngân hàng Signature sụp đổ do nắm giữ trái phiếu của họ bị đảo lộn; và thậm chí vào cuối năm 2023, mặc dù lạm phát giảm nhưng lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm vẫn tăng mạnh…

Đúng là lạm phát ở Mỹ đã giảm và theo nghĩa đó, FED cho đến nay đã thành công trong việc vượt qua ranh giới giữa việc chống lạm phát và giữ cho thị trường trái phiếu hoạt động ổn định. Nhưng nhiều nhà kinh tế không hề tin rằng lạm phát của Mỹ đã được kiềm chế. Joseph Wang, cựu nhân viên giao dịch tại Bộ phận Thị trường mở của FED, đã gọi những gì chúng ta đang chứng kiến là “giảm phát tạm thời”. Trong khi Mỹ rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách ngày càng lớn hơn, vốn sẽ phải được bù đắp bằng việc phát hành thêm trái phiếu, thì điều này khiến lạm phát có thể sẽ quay trở lại.

Tất nhiên, Chủ tịch FED Jerome Powell nói riêng và FED nói chung cũng mong muốn ngăn chặn sự sụp đổ của thị trường trái phiếu. Nhưng bất chấp những động cơ như vậy, sẽ không quá đáng khi khẳng định rằng việc ngăn chặn ngầm sự sụp đổ của thị trường trái phiếu chính phủ tương đương với việc sử dụng đòn bẩy của chính sách tiền tệ để hỗ trợ thị trường này. Điều này có nguy cơ làm mất đi tính độc lập của FED và làm mờ đi ranh giới giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Hé lộ” nhiệm vụ thứ ba của FED ít ai ngờ tới tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714393261 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714393261 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10