Trong năm 2024, Mỹ có thể sẽ phải đối mặt với không ít những thách thức ở Trung Đông.
>> Lộ diện tác động của xung đột Israel - Hamas tới kinh tế châu Âu
Các thách thức đó bao gồm xung đột Israel – Hamas đang diễn ra ở Dải Gaza, những thách thức an ninh con người thường xuyên gây căng thẳng cho hệ thống nhà nước trong khu vực và các mối đe dọa dai dẳng từ cả Iran và mạng lưới các lực lượng ủy nhiệm cũng như các mạng lưới khủng bố như tàn quân của Nhà nước Hồi giáo, cùng nhiều mạng lưới khác.
Nhưng theo ông Brian Katulis, Phó Chủ tịch chính sách tại Viện nghiên cứu Trung Đông ở Washington, một số thách thức lớn nhất đối với chính sách đối ngoại của Mỹ ở Trung Đông trong năm 2024 có thể đến từ bên trong. Bộ máy chính sách và hệ thống chính trị của Mỹ cuối cùng có thể trở thành một trong những đối thủ tồi tệ nhất của chính mình khi thúc đẩy một chiến lược rõ ràng trong khu vực này, xét trên ba khía cạnh quan trọng.
Đầu tiên, chính quyền Biden đang gặp một số thách thức lớn về phạm vi hoạt động của bộ máy an ninh quốc gia. Điều này kết hợp với việc thiếu trọng tâm chiến lược và các ưu tiên rõ ràng trong chính sách đối ngoại tổng thể, có thể cản trở khả năng của Mỹ trong việc thúc đẩy một chiến lược gắn kết hơn trên khắp Trung Đông. Chiến sự Nga – Ukraine và các hành động của Trung Quốc trên toàn thế giới cũng sẽ tiếp tục chiếm nhiều thời gian và sự chú ý của Mỹ để tìm cách đối phó.
>> Đây là lý do Iran sẽ không tham chiến vì Hamas
Thứ hai, động lực cơ bản của chính quyền Biden là tránh áp dụng lập trường chủ động hơn trong các cách tiếp cận ngoại giao và quân sự trên khắp Trung Đông, một phần do hạn chế về nguồn lực. Điều này có thể dẫn tới việc kéo dài những xung đột như xung đột Israel-Hamas; đồng thời có thể khép lại các cơ hội trong ngắn hạn để thúc đẩy một số chương trình mà chính quyền Biden đang theo đuổi trước ngày 7/10/2023, bao gồm mở rộng hoạt động của Diễn đàn Negev, thúc đẩy khả năng bình thường hóa quan hệ giữa Saudi Arabia và Israel, và thực hiện các bước hướng tới các sáng kiến, như Hành lang Kinh tế Ấn Độ-Trung Đông-Châu Âu (IMEC)…
Cuối cùng, năm 2024 là năm bầu cử Tổng thống Mỹ, cùng với cuộc chạy đua giành các ghế ở cả Hạ viện và Thượng viện vào tháng 11/2024. Điều này sẽ mở ra cuộc đua gay cấn đảng phái thường thấy về hầu hết mọi vấn đề trong phạm vi toàn cầu, kể cả các vấn đề ở Trung Đông. Năm bầu cử này có thể không có gì khác biệt, và trên thực tế có thể trở nên phức tạp hơn do sự chia rẽ sâu sắc giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ về một số vấn đề chính sách ở Trung Đông.
“Những tiếng nói khác nhau sẽ xuất hiện trong cuộc tranh luận chính trị phức tạp này chắc chắn sẽ gửi những tín hiệu lẫn lộn đến đồng minh và đối thủ ở Trung Đông, và những lo ngại về một sự dao động quyền lực vào năm 2025 có thể khuyến khích các chủ thể chủ chốt trong khu vực tiếp tục thận trọng hơn với Mỹ”, ông Brian Katulis nhấn mạnh.
Tóm lại, Mỹ sẽ phải đối mặt không ít các thách thức ở Trung Đông, nhưng một trong những điều lớn nhất có thể cản trở nước này chính là những thách thức từ nền chính trị của mình.
Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu Mỹ không hoá giải các thách thức nói trên, thì có thể sẽ khó giải quyết ổn thoả xung đột Israel – Hamas và các cuộc xung đột tiềm tàng khác ở Trung Đông. Điều này có nguy cơ đẩy giá dầu tăng cao, khiến thế giới quay trở lại thời kỳ lạm phát cao, buộc các NHTW phải tăng lãi suất trở lại, kéo theo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm
Xung đột Israel - Hamas: Doanh nghiệp phương Tây "gánh hậu quả"
04:03, 24/11/2023
Xung đột Israel - Hamas vẫn nóng, giá dầu giảm mạnh vì đâu?
04:00, 12/11/2023
Xung đột Israel - Hamas: Thử thách tham vọng ngoại giao của Trung Quốc
03:30, 08/11/2023
Xung đột Israel - Hamas: Châu Âu run rẩy vì "vàng đen"
04:30, 07/11/2023
Xung đột Israel - Hamas: Kịch bản “ớn lạnh” về giá dầu thế giới
04:00, 06/11/2023