Hệ quả từ việc ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp "sân sau"

Diendandoanhnghiep.vn Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, việc ngân hàng mua lại trái phiếu doanh nghiệp sân sau để đảo nợ, nhằm xoá đi dấu vết nợ xấu và làm đẹp bảng cân đối kế toán có thể để lại hậu quả lớn về sau này.

>> TPDN tháng 8: Ngân hàng và bất động sản vẫn chi phối lượng phát hành mới

Theo công ty Chứng khoán ACB (ACBS), ngân hàng hiện đang là trái chủ lớn nhất, nắm giữ khoảng 34% tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đang lưu hành, không bao gồm trái phiếu ngân hàng. Tuy nhiên, đến cuối quý 2/2023, tỷ lệ nợ xấu danh mục TPDN trên bảng cân đối của các ngân hàng vẫn ở mức xấp xỉ bằng 0%.

Trong thời gian qua, các ngân hàng thương mại đã đầu tư rất nhiều vào TPDN vì một phần trong số đó là trái phiếu bất động sản

Trong thời gian qua, các ngân hàng thương mại đã đầu tư rất nhiều vào TPDN vì một phần trong số đó là trái phiếu bất động sản

Thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cho biết, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã chậm trả lãi và gốc TPDN, nhưng nhờ Nghị định 08/2023/NĐ-CP cho phép gia hạn nợ trái phiếu (tối đa 2 năm), nên nhiều TPDN không bị chuyển thành nợ xấu.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng phân tích, trong thời gian qua, các ngân hàng thương mại đã đầu tư rất nhiều vào TPDN vì một phần trong số đó là trái phiếu bất động sản, trong khi ngân hàng thì luôn ưu ái cho tín dụng liên quan đến bất động sản. Đáng chú ý, còn có hiện tượng là nhiều bên liên quan của các ngân hàng phát hành trái phiếu và ngân hàng mua trái phiếu để hỗ trợ những doanh nghiệp "sân sau" của mình.

Có một điều chúng ta cần biết là khi ngân hàng mua một TPDN, thì ngân hàng phải cộng dư nợ trái phiếu vào tổng dư nợ của ngân hàng. Tuy nhiên, tất cả các trái phiếu cho vay phải theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trước đây là không quá 15% vốn chủ sở hữu của ngân hàng, cho nên dù ngân hàng có ưu ái những loại trái phiếu như vậy thì cũng phải theo quy định.

Gần đây, NHNN đang có dự thảo về việc tổng dư nợ cho một doanh nghiệp và những nhóm liên quan đến doanh nghiệp đó bị kéo xuống mức thấp hơn để kiểm soát vấn đề “sân trước - sân sau”, lợi ích nhóm trong ngành ngân hàng. Với kinh nghiệm tại Mỹ thì điều này hoàn toàn ngược lại, việc “sân trước - sân sau” không phải vấn đề vì họ cho phép ngân hàng cho vay ngay cả với những thành viên của Hội đồng quản trị.

Song, việc cho vay phải đảm bảo điều kiện thương mại, điều kiện thông thường chứ không cho vay với các tiêu chí dễ dãi hơn, lãi suất thấp hơn. Còn ở Việt Nam, dù không được phép nhưng các ngân hàng vẫn có cách, do đó, khi càng tìm cách siết thì thực tế lại càng lỏng lẻo.

>> Nghiên cứu sửa đổi Thông tư 16/2021, hỗ trợ thanh khoản thị trường TPDN

Cũng theo vị chuyên gia, năm 2021, bất động sản là ngành phát hành TPDN nhiều nhất, trong đó có trên 80% giá trị TPDN thuộc các doanh nghiệp chưa niêm yết với sức khỏe tài chính ở mức đáng báo động và hầu hết bên mua là các ngân hàng thương mại hoặc các công ty chứng khoán. Sang năm 2023, thị trường đầy lo âu về vấn đề TPDN khi thị trường có gần 200.000 tỷ đồng TPDN đáo hạn.

Về việc NHNN cho phép các ngân hàng mua lại TPDN để đảo nợ, nhiều ý kiến lo ngại ngân hàng sẽ lợi dụng điều này để mua lại TPDN sân sau là có khả năng

Về việc NHNN cho phép các ngân hàng mua lại TPDN để đảo nợ, nhiều ý kiến lo ngại ngân hàng sẽ lợi dụng điều này để mua lại TPDN "sân sau" là có khả năng

“Theo con số cập nhật của tôi vào cuối tháng 3/2023, tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại là 11,58%, nếu TPDN rơi vào tình trạng vỡ nợ thì tỷ lệ an toàn vốn của cả hệ thống ngân hàng sẽ bị kéo xuống dưới 10%. Hiện tỷ lệ ngân hàng nắm giữ TPDN đã giảm đáng kể, đặc biệt sau những vụ lùm xùm trong năm vừa qua như Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát... khiến các ngân hàng phải dè dặt.

Về việc NHNN cho phép các ngân hàng mua lại TPDN để đảo nợ, nhiều ý kiến lo ngại ngân hàng sẽ lợi dụng điều này để mua lại TPDN "sân sau" là có khả năng. Ví dụ, một doanh nghiệp A phát hành trái phiếu hoặc có nợ với ngân hàng, nhưng khi đến thời hạn trả nợ gặp khó khăn và doanh nghiệp có công ty con là doanh nghiệp B phát hành trái phiếu. Ngân hàng sẽ mua trái phiếu của doanh nghiệp B, sau đó doanh nghiệp B dùng tiền đó trả nợ mà doanh nghiệp A đang nợ ngân hàng.

Đây là cách để xóa đi dấu vết của nợ xấu của doanh nghiệp A nếu không trả được nợ cho ngân hàng, đồng thời làm đẹp hơn bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Khi đó, các ngân hàng không chỉ có bảng cân đối kế toán đẹp mà còn không phải trích lập dự phòng rủi ro. Trong trường hợp nợ của doanh nghiệp A lên đến mức nợ xấu nhóm 5, phải trích lập dự phòng 100% trên tổng dư nợ của doanh nghiệp A với ngân hàng và đại chúng là những người bỏ tiền đầu tư vào ngân hàng, đến ngân hàng gửi tiền sẽ không thấy ngân hàng có vấn đề gì, nhưng hậu quả về sau này rất lớn”, TS. Nguyễn Trí Hiếu nói.

Số liệu thống kê của Fiingroup và cả ACBS cho hay, tỷ lệ nợ mất khả năng thanh toán bao gồm cả nợ được gia hạn đối với TPDN đến cuối quý 2/2023 là 26,9% và dự báo sẽ tăng lên 40% vào cuối năm 2023.

Hiện nay, kênh huy động từ TPDN chiếm khoảng 30% vốn vay của các công ty bất động sản vẫn đang bị đóng băng và chưa có hướng giải quyết đột phá. ACBS dự báo doanh nghiệp bất động sản sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn mới, đồng thời, áp lực thanh toán sẽ lớn dần khi trái phiếu đáo hạn vào cuối năm nay.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hệ quả từ việc ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp "sân sau" tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714373575 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714373575 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10