Hình mẫu Nhật Bản trong an ninh kinh tế châu Âu

Diendandoanhnghiep.vn Thay vì theo đuổi cách tiếp cận quyết đoán của Mỹ, EU có thể tham khảo cách xử lý khôn khéo và tinh tế hơn từ Nhật Bản trong đảm bảo an ninh kinh tế trước nguy cơ từ Trung Quốc.

Trong một thế giới ngày càng bị xác định bởi những căng thẳng địa chính trị và sự cạnh tranh kinh tế, Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực tìm ra con đường đảm bảo an ninh kinh tế của mình trong khi điều hướng sự phức tạp của quan hệ quốc tế.

EU và Nhật Bản có những điểm chung chiến lược trong cách tiếp cận với Trung Quốc

EU và Nhật Bản có những điểm chung chiến lược trong cách tiếp cận với Trung Quốc

Vào ngày 24 tháng 1 vừa qua, Ủy ban Châu Âu (EC) đã đưa ra một loạt đề xuất nhằm giám sát và hạn chế xuất khẩu công nghệ nhạy cảm, đặc biệt là sang các khu vực như Trung Quốc và sàng lọc các khoản đầu tư nước ngoài vào Châu Âu.

>> "Cuộc cách mạng" máy bay điện còn nhiều chông gai

Các bước đi bao gồm cải thiện việc sàng lọc các khoản đầu tư nước ngoài vào EU để ngăn chặn các khoản đầu tư có thể gây rủi ro cho an ninh kinh tế của EU... cho tới cách tiếp cận phối hợp hơn đối với việc xuất khẩu hàng hóa lưỡng dụng (dân dụng và quân dụng) của EU để đảm bảo chúng không bị sử dụng sai mục đích.

Ngoài ra, EU cũng nêu bật lên những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến một số khoản đầu tư của EU ở nước ngoài, ví dụ như các công nghệ tiên tiến có thể được sử dụng để nâng cao năng lực quân sự của các chủ thể nhằm chống lại EU.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, động thái này có phần “nhẹ nhàng” hơn kỳ vọng đã được nêu trong tuyên bố chung của Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen vào tháng 3 năm 2023. Không giống như cách tiếp cận quyết đoán của Mỹ, chiến lược của EU có vẻ sẽ giống Nhật Bản - quốc gia nổi tiếng với chiến lược thống nhất và tỉ mỉ đối với an ninh kinh tế.

Đồng thuận về lợi ích chiến lược – một nhiệm vụ khó khăn

Rào cản đầu tiên đối với EU là xác định các lợi ích chiến lược thực sự của mình, một nhiệm vụ phức tạp do quan điểm và khả năng đa dạng của các quốc gia thành viên. Một số quốc gia nhỏ hơn nhận thấy mình bị áp đảo trong việc tiến hành phân tích lỗ hổng kỹ lưỡng và thường dựa vào sự hướng dẫn của các đối tác lớn hơn.

Trong những tháng tới, EC có kế hoạch đưa ra các báo cáo về rủi ro bảo mật trong các ngành công nghệ quan trọng, như chất bán dẫn tiên tiến, AI, điện toán lượng tử và công nghệ sinh học. Những đánh giá này rất quan trọng để EU hiểu được những điểm yếu và điểm mạnh của mình trước sự ép buộc kinh tế và gián đoạn chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, sự đồng thuận về các chiến lược này đang là rào cản. Nó đến từ sự chia rẽ nội bộ càng trở nên trầm trọng hơn bởi các quốc gia như Hungary – vốn ngày càng gần gũi với Nga và Trung Quốc - và sự ngờ vực chung đối với các quốc gia thành viên lớn hơn đối với năng lực lãnh đạo của Ủy ban về những vấn đề này.

Các chuyên gia như Mathieu Duchâtel từ Viện Montaigne ở Paris và Tobias Gehrke từ Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu tại Brussels ủng hộ một cách tiếp cận thống nhất hơn, giống như chiến lược của Nhật Bản. Nhật Bản đã nâng tầm quan trọng của an ninh kinh tế lên cấp bộ trưởng, thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa chính phủ và khu vực tư nhân, thậm chí nắm giữ cổ phần chiến lược trong các ngành công nghiệp chủ chốt.

>> Ngược chiều EU, Anh muốn khơi dậy năng lực điện hạt nhân

Nhật Bản - bài học của Châu Âu 

Bất chấp những thách thức này, EU nhận thấy sự cần thiết phải có một chiến lược chủ động và phối hợp. Đề xuất thành lập nhóm điều phối chính trị cấp cao để kiểm soát xuất khẩu là một bước đi theo hướng này, mặc dù việc EU miễn cưỡng chia sẻ dữ liệu kinh tế nhạy cảm giữa các quốc gia thành viên vẫn là một trở ngại đáng kể.

EU cần xây dựng chiến lược tự chủ trước môi trường địa chính trị ngày càng phức tạp giữa Mỹ và Trung Quốc

EU cần xây dựng chiến lược tự chủ trước môi trường địa chính trị ngày càng phức tạp giữa Mỹ và Trung Quốc

Thành công của Nhật Bản trong việc đa dạng hóa thương mại và trở nên không thể thiếu đối với nền kinh tế toàn cầu thông qua các chính sách công nghiệp có mục tiêu và đầu tư chiến lược vào các lĩnh vực then chốt mang lại những bài học quý giá cho châu Âu.

Khi EU tiếp tục giải quyết những vấn đề phức tạp này, tầm quan trọng của đa dạng hóa thương mại và quyền tự chủ chiến lược ngày càng trở nên rõ ràng. Tiến bộ trong các hiệp định thương mại, chẳng hạn như các hiệp định với Mercosur, Ấn Độ và Indonesia, vẫn rất quan trọng để giảm sự phụ thuộc vào bất kỳ thị trường đơn lẻ nào, đặc biệt là Trung Quốc.

Ông Kazuto Suzuki, Chuyên gia từ Viện Kinh tế địa cầu ở Tokyo nhận xét về sự cần thiết của châu Âu trong việc bắt kịp lĩnh vực an ninh kinh tế, nhấn mạnh rằng những kinh nghiệm ban đầu của Nhật Bản cung cấp nhiều kiến thức để EU có thể học hỏi.

“EU và Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc thúc đẩy giảm thiểu rủi ro từ Trung Quốc, trong khi vẫn duy trì mối quan hệ kinh tế với nước này… Khi EU ngày càng nhận thức được sự ép buộc kinh tế của Trung Quốc, Nhật Bản có thể hợp tác với khối này theo nhiều cách khác nhau như củng cố khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng”, ông Kazuto Suzuki nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hình mẫu Nhật Bản trong an ninh kinh tế châu Âu tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714375393 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714375393 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10