Hóa giải khấu trừ thuế đối với giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới

DIỄM NGỌC 25/11/2020 04:00

Nghị định 126/2020 NĐ-CP đã siết thêm các quy định về quản lý thuế, trong đó đáng chú ý các ngân hàng sẽ khấu trừ thuế đối với giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới.

Theo Nghị định 126/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế sẽ có hiệu lực kể từ ngày 5/12 tới đây, các thông tin như giao dịch qua tài khoản, số dư, số liệu giao dịch được ngân hàng cung cấp theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan thuế nhằm phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp.

Nghị định 126/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế sẽ có hiệu lực kể từ ngày 5/12p/tới đây

Theo Nghị định 126/2020, các NHTM sẽ khấu trừ thuế trên tài khoản khách hàng. 

Cụ thể, ngân hàng thương mại (NHTM) phải cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của từng người nộp thuế gồm tên chủ tài khoản, số hiệu tài khoản theo mã số thuế đã được cơ quan quản lý thuế cấp, ngày mở tài khoản, ngày đóng tài khoản.

Để đảm bảo thông tin khách hàng không bị rò rỉ và bị lạm dụng cho những mục đích khác, cơ quan thuế sẽ có trách nhiệm bảo mật thông tin, đồng thời hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của những thông tin này.

Ngoài ra, NHTM còn thực hiện khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT), kinh doanh dựa trên nền tảng số với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam. Tổng cục Thuế phối hợp với cơ quan có liên quan xác định, công bố tên, địa chỉ website của nhà cung cấp ở nước ngoài chưa thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế mà người mua hàng hóa, dịch vụ thực hiện giao dịch cho NHTM, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để các đơn vị này xác định tài khoản giao dịch của nhà cung cấp ở nước ngoài và thực hiện khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế...

Việc triển khai Nghị định 126/NĐ-CP là cả một quá trình đòi hỏi nhiều yếu tố, trong khi kinh doanh qua mạng vốn dĩ rất khó kiểm chứng. Trao đổi về vấn đề này, ông Đinh Hồng Sơn, Giám đốc Công ty Cổ phần Tài chính Thế hệ mới cho rằng, chống thất thu ngân sách thông qua việc thu thuế của các cá nhân, tổ chức kinh doanh trên nền tảng TMĐT hoặc lao động tự do là cần thiết, góp phần giúp nền kinh tế trở nên minh bạch. Tuy nhiên ở Việt Nam, vẫn còn nhiều hạn chế về nền tảng công nghệ, cơ sở hạ tầng, tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong giao dịch cao. Mặc dù TMĐT hiện đang phát triển nhanh, nhưng sẽ còn sinh ra nhiều phương thức thanh toán khác nhau, thậm chí là tiền mã hoá... mà không xác định rõ được mục đích giao dịch. Điều đó dẫn đến khó kiểm soát được các giao dịch tiền tệ giữa cá nhân với cá nhân, hay cá nhân với doanh nghiệp, tạo ra rào cản đối với việc truy xuất nguồn gốc thu nhập để tính thuế.

Đặc biệt, việc giao cho các NHTM thực hiện khấu trừ thuế đối với các giao dịch TMĐT xuyên biên giới cũng gặp nhiều thách thức khi trong thời gian qua, nhiều cá nhân nhận được thu nhập từ Google, YouTube... hay các công ty đa quốc gia này khai thác dịch vụ quảng cáo trực tuyến với doanh thu hàng tỷ USD tại Việt Nam mà không đóng thuế.

sss

Các NHTM sẽ thực hiện khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT), kinh doanh dựa trên nền tảng số với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam. 

Nhiều chuyên gia cho rằng, để giải quyết các thách thức nói trên, Tổng cục Thuế cần làm việc với các tập đoàn xuyên biên giới có phát sinh doanh thu tại thị trường Việt Nam để đưa ra một tỷ lệ thu thuế, từ đó tạo điều kiện cho NHTM có thể thực hiện được việc khấu trừ thuế. Khoản thu nhập TMĐT xuyên biên giới được xác định đóng thuế nhà thầu, ở đây có nghĩa người bán hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện nghĩa vụ thuế và người mua chỉ có thể nộp thay. Do đó, cơ quan thuế cần có sự thống nhất với nhà cung cấp ở nước ngoài về tỷ lệ thuế phải đóng, nếu không dễ xảy ra trường hợp cá nhân thanh toán bị khấu trừ tiền thuế dẫn đến số tiền thanh toán không đủ trả cho phía nước ngoài và không được cung cấp hàng hóa, dịch vụ...

Để thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Nghị định 126/2020/NĐ-CP, cần sự phối hợp nhịp nhàng của rất nhiều bên từ cơ quan quản lý thuế, ngân hàng, các cá nhân, tổ chức tham gia vào nền kinh tế thị trường bao gồm cả TMĐT, kinh tế phi chính thức, phi tập trung. Tựu chung lại, ý thức, pháp luật và cơ sở hạ tầng là những yếu tố cốt lõi sẽ quyết định tính hiệu quả khi thực thi Nghị định này", ông Sơn nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Gian nan quản lý thuế bán hàng qua mạng

    Gian nan quản lý thuế bán hàng qua mạng

    11:06, 08/08/2018

  • Bán hàng qua mạng xã hội sẽ phải đăng ký với Bộ Công Thương

    Bán hàng qua mạng xã hội sẽ phải đăng ký với Bộ Công Thương

    13:58, 12/05/2018

  • Thu thuế bán hàng qua mạng khó khả thi

    Thu thuế bán hàng qua mạng khó khả thi

    06:28, 16/11/2017

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hóa giải khấu trừ thuế đối với giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO