Hướng đi nào cho ngành bán lẻ hậu COVID-19?

Diendandoanhnghiep.vn Ngành bán lẻ truyền thống đang gặp phải những khó khăn cực lớn trong thời điểm COVID-19 bùng nổ trên toàn thế giới. Liệu có hướng đi nào trong tương lai có thể thay đổi số phận của nó hay không?

Sự “cũ kỹ” của ngành bán lẻ truyền thống.

Chuỗi bán lẻ Mothercare – Mẹ và Bé đã phải tuyên bố đóng cửa các store ở Anh, ngay tại chính thị trường quê nhà.

Chuỗi bán lẻ Mothercare – Mẹ và Bé đã phải tuyên bố đóng cửa các store ở Anh, ngay tại chính thị trường quê nhà.

Katie Thomas, nhà lãnh đạo của Viện tiêu dùng toàn cầu tại Kearney cho rằng, các nhà bán lẻ đang thiếu sự mới mẻ và độc đáo trong những ý tưởng kinh doanh. Rất nhiều nhà bán lẻ gần đây vẫn hoạt động như thời Mad Men thập niên 60 và suy nghĩ rằng người tiêu dùng có thể sẽ tiếp tục quay lại nhiều lần. Các thương hiệu đã và đang cố gắng cân bằng giữa giá cả và chất lượng nhưng điều đó đã khác biệt theo thời gian. Họ đã đánh mất ý thức về bản thân và cái gì là giá trị cốt lõi của họ.

“Ngày nay, các thương hiệu đều có chương trình khách hàng thân thiết, nhưng qua đại dịch, tôi đã nghe rất ít câu chuyện về các nhà bán lẻ làm bất cứ điều gì đặc biệt để thực sự thu hút khách hàng trung thành của họ”, Katie chia sẻ.

Katie cho rằng, các nhà bán lẻ truyền thống muốn tồn tại trong thời gian tới, tốt nhất nên quay trở lại một vài phân khúc khách hàng cốt lõi và tập trung vào những phân khúc đó, trái ngược với việc cố gắng mang lại tất cả những sản phẩm mới này với hy vọng họ sẽ bán và thu hút khách hàng mới, đây là vấn đề “đơn giản hóa và quay lại nền tảng”.

Các nhà bán lẻ hiện nay đã bị lạc lối bởi sự phụ thuộc quá mức vào “Big data” để thay thế cho trực giác. Và do tính chất chưa từng có của những gì bán lẻ đang trải qua mà không có dữ liệu lịch sử đáng tin cậy để giúp dự báo con đường phía trước, các nhà bán lẻ cần đặt hướng đi cốt lõi thực sự của họ với các khách hàng trung thành nhất, tốt nhất của họ.

Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, rất ít các doanh nghiệp bán lẻ có thể đàm phán, thương lượng được về giá với các nhà sản xuất, trừ khi ở quy mô và khối lượng như Walmart hay là Macy’s còn lại hầu hết đều phải chịu sự áp đặt về giá từ nhà sản xuất. Vẫn còn đó một số hãng bán lẻ đã chọn cho mình cách tự thiết kế, sản xuất các sản phẩm thương hiệu độc quyền và cách này cũng đem lại được hiệu quả trong ngắn hạn nhưng cuối cùng vẫn bị đánh bật bởi các hàng hóa khác với giá cạnh tranh hơn. 

Bên cạnh đó, việc bán đắt các sản phẩm trong cùng một hãng sản xuất là điều chưa từng có kể từ cuộc Đại suy thoái 2008. Khách hàng hiện tại cực kỳ nhạy cảm với giá cả và nhanh chóng bị thu hút bởi các khuyến mại và lợi ích trước mắt. 

Ngoài ra, thật khó cho các nhà bán lẻ truyền thống có thể cạnh tranh về việc tối ưu hóa khâu dịch vụ với các “ông lớn” như Amazon, Alibaba... Có một thống kê cho thấy, tốc độ giao hàng của Amazon trong cùng một thời điểm ở 27 thành phố tại Mỹ chỉ mất …một giờ, nhiều người hài hước cho rằng nó nhanh tới mức kem còn chưa kịp chảy. 

Xu hướng của các nhà bán lẻ trong tương lai?

Khác với cái cách của các nhà bán lẻ truyền thống, thương mại điện tử tập trung vào khách hàng và theo mô hình “chuỗi giá trị số” (Digital value chain), mọi thứ được đơn giản hóa thành 3 công đoạn chính, thu thập dữ liệu về sản phẩm, khách hàng, địa điểm, sau đó chuyển các dữ liệu này thành cái nhìn trực quan (insights) và cuối cùng chuyển các tham số đó thành các hành động cụ thể. 

Công nhân của Amazon đóng hàng cho các đơn hàng trực tuyến trong thời kỳ giãn cách xã hội tại Mỹ và châu Âu.

Công nhân của Amazon đóng hàng cho các đơn hàng trực tuyến trong thời kỳ giãn cách xã hội tại Mỹ và châu Âu.

Trong thời điểm gần đây, toàn cầu đã có rất nhiều nhà bán lẻ do không kịp thích ứng với xu hướng của thời đại mới đã phải đóng cửa. Năm 2019, chỉ tính riêng các hãng bán lẻ Mỹ đã đóng cửa hơn 9.000 cửa hàng, theo dữ liệu từ Coresight Research, một hãng nghiên cứu thị trường và nắm bắt tâm ty khách hàng tại Mỹ. Trong khi đó, thương mại điện tử lại phát triển bùng nổ và trở thành những “đại gia” trong ngành bán lẻ như các tập đoàn Amazon, Alibaba,...

Điều này cho thấy ở thời điểm hiện tại, thị trường bán lẻ đang cực kỳ cạnh tranh và những thay đổi, xu hướng sẽ đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại của các nhà bán lẻ trong tương lai. Gần đây, đại dịch COVID-19 đang là một bài học lớn cho các nhà bán lẻ truyền thống, sự kiện “Thiên nga đen” này đang tác động đến mọi ngõ ngách của nền kinh tế toàn cầu.

Mặc dù vậy, trái ngược với bức tranh ảm đạm của các nhà bán lẻ truyền thống trong đại dịch, xu hướng thương mại điện tử lại có mức tăng trưởng rất mạnh mẽ. Datamart Solutions, công ty chuyên cung cấp nền tảng bán hàng thương mại điện tử, hiện đang hỗ trợ khoảng 20.000 nhà bán hàng tại Đông Nam Á với hơn 200.000 đơn hàng mỗi ngày, cho rằng xu hướng kinh doanh trực tuyến thời điểm hiện tại đang phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng trong tháng 4, tháng 5 lên hơn 15%, gấp ba lần mức tăng trưởng thông thường.

Trên thực tế, mọi thứ đều đưa lên môi trường trực tuyến khi người dân không có sự lựa chọn. Ngày càng có nhiều các nhà bán lẻ tìm kiếm, xây dựng những kênh giao tiếp, mua bán với khách hàng của mình một cách gần gũi và hiệu quả hơn.

Sự thay đổi này đã và đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi trong cách thức kinh doanh của các nhà bán lẻ truyền thống, điều mà trước đây họ chưa thực sự quan tâm đúng mức. Có thể nói, dù quy mô lớn hay nhỏ, nếu doanh nghiệp nào không biết cách chuyển mình theo thời cuộc thì rất dễ bị loại ra khỏi cuộc chơi kinh doanh, giống như hàng loạt doanh nghiệp trên thế giới buộc phải đóng cửa trong thời kỳ COVID-19.

Có thể nói, xu hướng tích hợp công nghệ vào kinh doanh thương mại đã không còn là vấn đề mới mẻ và xa xôi, các ứng dụng công nghệ đã và đang giúp cho các nhà bán lẻ tối ưu hóa nhân sự, dễ dàng quản lý hệ thống, đem lại năng suất lao động cao hơn trong khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, công nghệ còn tạo ra sự kết nối, liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau, tạo ra sự minh bạch và phát triển bền vững. 

Ngày nay, khách hàng hiện đại luôn có xu hướng tìm kiếm sự tiện lợi để tiết kiệm thời gian mà thương mại điện tử đang có rất nhiều ưu thế trong vấn đề đó. Do vậy, việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng có thể sẽ là hướng đi chính và cốt lõi của các nhà bán lẻ trong tương lai.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hướng đi nào cho ngành bán lẻ hậu COVID-19? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714037789 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714037789 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10