Hưởng lợi từ thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp ngành gỗ làm ăn ra sao?

ĐÌNH ĐẠI 26/06/2022 05:00

Thị trường xuất khẩu hồi phục, cùng với việc EU đã đình chỉ nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Nga và Belarus do xung đột Nga-Ukraine, khiến nhiều doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam được hưởng lợi.

>>>Cắt giảm chi phí logistics "tiếp sức" doanh nghiệp ngành gỗ

Thị trường xuất khẩu phục hồi

Theo VNDIRECT, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ và nội thất gỗ (G&NT) trong quý I/2022 cho thấy sự phục hồi sau khi bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 trong nửa cuối năm 2021. Theo đó, giá trị xuất khẩu G&NT trong quý I/2022 tăng 6,5% so với cùng ký và 39% so với quý trước, đạt 3,9 tỷ USD do các nhà máy gỗ trong nước đã hoạt động trở lại và chạy ở 90% -100% công suất sau COVID-19. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu G&NT trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt 5,48 tỷ USD, hoàn thành 33% kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho năm 2022.

Các doanh nghiệp nhành gỗ đang được hưởng lợi lớn từ sự phục hồi của thị trường xuất khẩu cùng với chính sách

Các doanh nghiệp ngành gỗ đang được hưởng lợi lớn từ sự phục hồi của thị trường xuất khẩu cùng với chính sách "zero Covid" của Trung Quốc.

Về cơ cấu mặt hàng, VNDIRECT cho biết, gỗ nội thất là mặt hàng xuất khẩu chính trong cơ cấu xuất khẩu G&NT, chiếm 68,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu gỗ nội thất sang châu Mỹ trong quý I/2022 đạt 2,2 tỷ USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ và chiếm 80,5% tổng giá trị xuất khẩu G&NT. Ván gỗ là sản phẩm xuất khẩu lớn thứ hai trong quý I/2022, đạt 499,8 triệu USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ. Châu Á là thị trường xuất khẩu chính của ván gỗ với giá trị nhập khẩu đạt 249,2 triệu USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ.

Về cơ cấu xuất khẩu theo vùng trong quý I/2022, Theo Tổng cục Hải Quan, Mỹ vẫn là nhà nhập khẩu lớn nhất của G&NT Việt Nam với giá trị nhập khẩu đạt 2,32 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ nhờ nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ nội thất tăng mạnh. Tiếp đến là xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc đạt 397 triệu USD và 249 triệu USD, tăng lần lượt 11,3% so với cùng kỳ và 18,4% so với cùng kỳ. Trong khi đó, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm nhẹ 0,7% so với cùng kỳ, đạt 352 triệu USD do Trung Quốc thực hiện chính sách “Zero-Covid”.

Chuyên gia của VNDIRECT nhận định, ngành gỗ và nội thất gỗ sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ nhu cầu cao ở thị trường Mỹ. Grand View Research dự báo,  giá trị thị trường đồ nội thất bằng gỗ của Mỹ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép 7,9% trong năm 2022 - 2027, nhờ sự tăng trưởng đáng kể của nhà ở gia đình và xu hướng sử dụng đồ gỗ nhờ tính thẩm mỹ vượt trội. Ngoài ra, mặc dù lãi suất cho vay mua nhà tại Mỹ đang ở mức cao nhất kể từ năm 2018, các hợp đồng vay mua nhà tiếp tục tăng 8% trong tháng 4/2022. Do đó, VNDIRECT kỳ vọng, nhu cầu cao về nhà ở tại Mỹ sẽ thúc đẩy việc mua các sản phẩm đồ nội thất bằng gỗ vào năm 2022 - 2023.

“Bên cạnh đó, việc Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách “Zero-Covid” với việc phong tỏa kéo dài ở nhiều khu vực như Giang Tô, Cát Lâm, Quảng Đông và Thượng Hải. Trong đó, ba trong số mười nhà sản xuất gỗ lớn nhất Trung Quốc đã phải đóng cửa các nhà máy ở Thượng Hải và Giang Tô do ảnh hưởng của COVID-19. Chúng tôi tin rằng, việc Trung Quốc thực hiện chính sách "Zero Covid" sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam”, chuyên gia của VNDIRECT nhận định.

>>>Ngành gỗ cần chính sách hỗ trợ

Doanh nghiệp ngành gỗ tăng tốc

Công ty CP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (HoSE: TTF) ghi nhận doanh thu quý I/2022 đạt hơn 536 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp tăng gấp đôi lên 75 tỷ đồng, tương ứng biên lãi gộp được cải thiện từ mức 11,5% lên 13,9%.

Quý I/2022, TTF lãi ròng 19 tỷ đồng, khả quan hơn nhiều so với khoản lỗ hơn 39 tỷ đồng cùng kỳ.

Quý I/2022, TTF lãi ròng 19 tỷ đồng, khả quan hơn nhiều so với khoản lỗ hơn 39 tỷ đồng cùng kỳ.

Trong kỳ, doanh thu tài chính tăng đột biến gấp 8 lần lên 24 tỷ đồng chủ yếu do công ty ghi nhận lãi chênh lệch tỷ giá (21,3 tỷ đồng). Sau khi trừ các chi phí, TTF lãi ròng 19 tỷ đồng, khả quan hơn nhiều so với khoản lỗ hơn 39 tỷ đồng cùng kỳ trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 15 tỷ đồng.

Dù có lãi nhưng dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của TTF lại âm 9,8 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 44,4 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp vẫn còn lỗ lũy kế đến hơn 3.037 tỷ đồng tại thời điểm 31/3/2022. Đáng chú ý, TTF còn trong tình trạng mất cân đối tài chính khi nợ ngắn hạn (2.259 tỷ) đã vượt hơn 373 tỷ đồng so với tài sản ngắn hạn (1.886 tỷ đồng) thời điểm 31/3.

Tính đến hết quý I, tổng tài sản của TTF giảm 2,1% so với đầu năm về 2.780 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tồn kho đạt 890 tỷ đồng, chiếm 32% và các khoản phải thu ngắn hạn đạt 441,7 tỷ đồng, chiếm 15,9% tổng tài sản.

Tương tự, Công ty CP Phú Tài (HoSE: PTB) cũng ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu thuần trong quý I/2022 của PTB đạt 1.719 tỷ đồng tăng 22,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau khi trừ giá vốn lãi gộp đạt 399 tỷ đồng, tăng 24% so với quý I/2021.

Trong kỳ PTB có 11 tỷ đồng doanh thu tài chính tăng 26% so với cùng kỳ, trong đó có 7,8 tỷ đồng lãi từ bán chứng khoán kinh doanh. Tuy nhiên, chi phí tài chính lại tăng 37,5% so với quý I/2021. Chi phí bán hàng tăng thêm 33,6%, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 28%, hoạt động khác có lãi 2,7 tỷ đồng tăng mạnh so với con số 460 triệu đồng cùng kỳ. Kết quả, PTB lãi sau thuế 145,6 tỷ đồng tăng 42% so với cùng kỳ, LNST thuộc về công ty mẹ là 140,6 tỷ đồng tương đương EPS đạt 3.052 đồng.

Năm 2022, PTB đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 7.250 tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ, trong đó dự kiến ngành bất động sản vẫn mang về khoản doanh thu hơn 500 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế dự kiến khoảng 790 tỷ đồng, tăng 21% so với thực hiện năm trước.

Như vậy với kế hoạch này kết thúc quý I, PTB đã hoàn thành được 24% mục tiêu về doanh thu và 23% mục tiêu về lợi nhuận. Sang quý II/2022, PTB lên kế hoạch doanh thu 1.977 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 213 tỷ đồng.

Công ty CP Chế biến Gỗ Đức Thành cũng ghi nhận doanh thu kỷ lục trong quý I/2022.

Công ty CP Chế biến Gỗ Đức Thành cũng ghi nhận doanh thu kỷ lục trong quý I/2022.

Một “đại gia” ngành gỗ khác cũng có được kết quả tốt là Công ty CP Chế biến Gỗ Đức Thành (HoSE: GDT). Doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu thuần quý I/2022 tăng 8%, đạt 108 tỷ đồng và lãi trước thuế tăng 13%, đạt 25 tỷ đồng. Đây là mức doanh kỷ lục của GDT. Đáng chú ý, biên lãi gộp quý I của GDT đạt 32,4%, cho thấy dấu hiệu phục hồi tốt của công ty, tăng đáng kể so với 3 quý liền trước đó và chỉ kém một chút so với mức kỷ lục 33,2%.

Chứng khoán BVSC cho biết, GDT dự kiến mua lại một doanh nghiệp sản xuất đồ nội thất có doanh thu hiện tại khoảng 5 triệu USD. Thương vụ nhiều khả năng sẽ hoàn tất vào cuối quý II/2022 và vận hành sản xuất từ tháng 7. Nếu thương vụ kết thúc đúng thời hạn, doanh thu thuần hợp nhất năm 2022 của GDT có thể đạt 600 tỷ đồng. BVSC cũng dự phóng lợi nhuận GDT sẽ tăng trưởng mạnh năm nay, dựa trên khả năng giao hàng sớm, thay vì dồn về cuối năm.

Có thể bạn quan tâm

  • Cắt giảm chi phí logistics

    Cắt giảm chi phí logistics "tiếp sức" doanh nghiệp ngành gỗ

    13:37, 14/04/2022

  • Ngành gỗ cần chính sách hỗ trợ

    Ngành gỗ cần chính sách hỗ trợ

    04:00, 27/03/2022

  • Doanh nghiệp ngành gỗ lo

    Doanh nghiệp ngành gỗ lo "kìm chân" vì phụ thuộc nguyên liệu

    04:19, 01/03/2022

  • Doanh nhân Hà Thị Vân Giang: “Bông hồng vàng” ngành gỗ

    Doanh nhân Hà Thị Vân Giang: “Bông hồng vàng” ngành gỗ

    06:00, 31/12/2021

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Doanh nghiệp ngành gỗ đề xuất bỏ

    KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Doanh nghiệp ngành gỗ đề xuất bỏ "ba tại chỗ"

    05:01, 26/09/2021

  • Hội nghị Thủ tướng với Doanh nghiệp: Đề xuất đưa nguyên liệu ngành gỗ vào

    Hội nghị Thủ tướng với Doanh nghiệp: Đề xuất đưa nguyên liệu ngành gỗ vào "luồng xanh"

    13:25, 08/08/2021

  • Ngành gỗ xuất khẩu kỷ lục, do đâu?

    Ngành gỗ xuất khẩu kỷ lục, do đâu?

    11:00, 16/06/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hưởng lợi từ thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp ngành gỗ làm ăn ra sao?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO