Khơi thông nguồn vốn đầu tư công: Thiếu cơ quan đánh giá độc lập

Diendandoanhnghiep.vn Một cơ quan độc lập đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư công là vấn đề đáng quan tâm ở thời điểm hiện tại, khi mà chất lượng các dự án đầu tư công của Việt Nam chưa cao.

LTS: Trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư khu vực tư nhân giảm sút, việc phấn đấu giải ngân hết nguồn lực đầu tư công trong thời điểm này sẽ góp phần quan trọng kích cầu đầu tư xã hội, duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế. Nhưng khơi thông nguồn vốn này ra sao?

 Việc đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án đầu tư công là đòi hỏi bức thiết trong giai đoạn hiện nay. (Dự án xe bus nhanh BRT, Hà Nội. Ảnh: Tiên Giang)

Việc đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án đầu tư công là đòi hỏi bức thiết trong giai đoạn hiện nay. (Dự án xe bus nhanh BRT, Hà Nội. Ảnh: Tiên Giang)

Trên thế giới, việc đánh giá hiệu quả dự án đầu tư công có thể được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau, chủ yếu gồm: đánh giá chi phí - lợi ích, đánh giá chi phí – hiệu quả (CEA), đánh giá đa mục tiêu (MCA), phương pháp đơn giản hóa (CBA). Với Việt Nam, trước tiên, cần đặt ưu tiên cao cho việc nâng cấp hệ thống thẩm định, đánh giá dự án đầu tư công Việt Nam.

Nhìn chung, việc hiện đại hóa và tuân theo thông lệ quốc tế là các yêu cầu không thể tránh khỏi đối với hệ thống thẩm định dự án đầu tư công của Việt Nam, cho dù quá trình này là quá trình dài hạn và sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí cả các sự phản đối từ nhiều phía.

Về thể chế, cần nghiên cứu sâu hơn về mô hình cơ quan đánh giá, thẩm định độc lập hiệu quả của các dự án đầu tư công. Cùng với đó, cần có phương pháp phân tích thẩm định, đánh giá dự án phù hợp (CBA, ECA hoặc MCA) tùy thuộc vào quy mô, tính chất dự án.

Phương pháp áp dụng trên cơ sở lượng hóa lợi ích kinh tế- xã hội của dự án đầu tư công. Quy định rõ các hướng dẫn thủ tục, vai trò, quy trình, và trách nhiệm của các bên liên quan ở các giai đoạn khác nhau của vòng đời dự án.

Đặc biệt, cần thực hiện cơ chế tái thẩm định và đánh giá sau khi thực hiện dự án. Tái thẩm định được thực hiện khi có những đột biến đối với các yếu tố cơ bản của dự án đầu tư công như: chi phí tăng đột biến, nhu cầu sử dụng dịch vụ công có sự thay đổi lớn so với dự báo,... Qua đó, quyết định dự án tiếp tục triển khai hay hủy bỏ.

Đánh giá sau khi thực hiện dự án giúp chỉ ra những tồn tại của công tác thẩm định, qua đó rút kinh nghiệm và tự hoàn thiện hệ thống thẩm định dự án đầu tư công của Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khơi thông nguồn vốn đầu tư công: Thiếu cơ quan đánh giá độc lập tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714052013 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714052013 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10