Kiềm chế lạm phát: Cần đảm bảo thông suốt chuỗi cung ứng

Diendandoanhnghiep.vn Trước các áp lực gia tăng, chuyên gia cho rằng, muốn kiềm chế lạm phát, cần đảm bảo thông suốt chuỗi cung ứng giữa các địa phương, và tuyệt đối không để đứt gãy cung ứng giữa thế giới với Việt Nam...

>>Giá dầu thô tăng, lạm phát không thể không tăng

Mặc dù ghi nhận những con số tăng trưởng đáng khích lệ trong năm 2021 khi GDP tăng 2,58%; bình quân chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,84% so với bình quân năm 2020 (mức tăng bình quân năm thấp nhất kể từ năm 2016); lạm phát cơ bản bình quân tăng 0,81% so với bình quân năm 2020,… Thế nhưng, bước sang năm 2022, một số yếu tố như: dịch bệnh bùng phát trở lại, căng thẳng địa chính trị giữa Nga - Ukraine,… đã khiến giá nhiều mặt hàng nhiên liệu tăng phi mã, tạo ra áp lực rất lớn trong việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4%.

Nguy cơ lạm phát hiện hữu khi giá nhiên liệu liên tục lập đỉnh thời gian qua - Ảnh minh họa

Giá nhiều mặt hàng nhiên liệu tăng phi mã, tạo ra áp lực rất lớn trong việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát - Ảnh minh họa

Thực tế, những ngày qua, thị trường nhiên liệu thế giới biến động mạnh với dầu thô vọt lên gần 140 USD/thùng, khiến viễn cảnh vượt đỉnh năm 2008 lên 150 USD/thùng là không xa. Theo đó, giá xăng trong nước được dự báo sẽ có thể chạm mốc 30.000 đồng/lít, kéo theo nhiều mặt hàng đang phụ thuộc nhập khẩu như: nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu phân bón, sắt thép, khí đốt hóa lỏng… đều tăng.

>>Giảm thuế VAT tác động ra sao tới lạm phát năm 2022?

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, giá thức ăn chăn nuôi và phân bón tiếp tục tăng trong thời gian tới, ảnh hưởng xấu đến ngành chăn nuôi và trồng trọt. Và thực tế từ giữa tháng 2, một loạt doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi đã điều chỉnh tăng giá bán từ 200 - 300 đồng/kg.

Bên cạnh đó, các đơn vị logistics cũng báo giá vận tải trong nước đã tăng mạnh khi tính chung trong vòng 3 tháng qua, cước xe container đã tăng 20%; các doanh nghiệp vận tải hàng hóa, xe hợp đồng cũng đã bắt đầu có sự thỏa thuận giữa nhà xe và khách hàng để điều chỉnh tăng giá cước, bình quân từ 15 - 20%;...

Tại Diễn đàn trực tuyến “Kiểm soát lạm phát - Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế” vừa qua, các chuyên gia đều đưa ra dự báo, trong kịch bản xấu nhất, lạm phát của Việt Nam trong năm 2022 có thể vượt qua 4%, dao động trong khoảng 3,6% - 4,3%.

giá xăng trong nước được dự báo sẽ có thể chạm mốc 30.000 đồng/lít - Ảnh minh họa

Giá xăng trong nước được dự báo sẽ có thể chạm mốc 30.000 đồng/lít - Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Xuân Định - Phó phòng Chính sách tổng hợp, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) phân tích, tình hình căng thẳng Nga - Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, giá của nhiều loại nhiên liệu đã tăng giá chóng mặt. Đơn cử, bình quân giá dầu trên thị trường Singapore trong tháng 1/2022 là 98 USD/thùng, nhưng trong mấy ngày qua đã tăng lên 130 USD/thùng, tương tự, giá than cũng tăng từ 200 USD/tấn lên 400 USD/tấn chỉ trong 2 tuần gần đây. Như vậy, giá than, giá dầu tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới ngành điện và sản xuất điện.

“Nhiên liệu như xăng, dầu, than hay điện đều là những mặt hàng chi phối trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Bất kỳ lúc nào các mặt hàng nhiên liệu tăng giá, đều gây ra áp lực trong công tác kiểm soát lạm phát”, ông Định cho hay.

Theo ông Định, trong năm 2021, Việt Nam chưa điều chỉnh một số giá của một số dịch vụ công do ảnh hưởng của dịch bệnh. Do đó, mọi áp lực đều đổ dồn trong năm 2022.

Ông Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng, Tổng cục Thống kê cũng đưa ra cảnh báo, trong trường hợp xấu nhất, lạm phát trở nên tồi tệ, có thể mặt bằng giá mới sẽ được thiết lập. Như vậy, mọi kế hoạch kinh doanh, đầu tư sẽ phải xây dựng dựa trên mặt bằng giá khác, cao hơn, chưa kể, khi xảy ra lạm phát, thu nhập thực của người dân cũng bị hao hụt, đồng tiền nội địa cũng trở nên mất giá.

Từ đó, ông Lâm cho rằng, muốn kiềm chế lạm phát, trước mắt phải kiểm soát nguồn cung ứng sản phẩm ra thị trường, để đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa. Đặc biệt, phải đảm bảo đủ các mặt hàng nhiên liệu như xăng, dầu, khí đốt, bên cạnh đó, phải làm mọi cách để không làm đứt gãy chuỗi cung ứng giữa các địa phương, và tuyệt đối không để đứt gãy cung ứng giữa thế giới với Việt Nam.

“Trong năm 2021, chúng ta phải đối mặt với tình trạng này, do chi phí vận tải đường biển tăng gấp đôi, thiếu container để thuê. Vì vậy, chúng ta phải làm mọi giá để hàng hóa xuất nhập khẩu phải được thông suốt”, ông Lâm cho hay.

Trước đó, thông tin với báo chí, TS Nguyễn Sĩ Dũng - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng từng nhận định, nếu nhìn vào các chỉ số ở tầm vĩ mô, Việt Nam đang kiểm soát khá tốt lạm phát. Dự trữ ngoại hối, cân đối giữa nguồn hàng và dòng tiền, hàng hóa vẫn được cung ứng đầy đủ, không bị gián đoạn, Ngân hàng Nhà nước vẫn làm chủ được dòng tiền, thực hiện tốt việc cung ứng tiền mặt...

Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố đang đẩy lạm phát lên mức rủi ro cao như giá xăng chưa dứt đà tăng, trong khi xung đột giữa Nga - Ukraine chưa biết bao giờ mới kết thúc, dẫn đến việc rất khó để dự báo các yếu tố giá cả trên thế giới sẽ thay đổi thế nào. Bên cạnh đó, tâm lý lo ngại trong dân cũng bắt đầu đẩy nguy cơ lạm phát tăng cao, nhiều người tìm cách để trốn khỏi những rủi ro của đồng tiền.

“Giá vàng tăng phi mã mấy ngày nay là một trong những biểu hiện rõ nét của yếu tố tâm lý”, ông Dũng chia sẻ.

Theo ông Dũng, nếu Nhà nước có thể duy trì kiểm soát thì yếu tố tâm lý cũng sẽ sớm qua. Song, nếu để phát sinh lạm phát lúc này sẽ rất nguy hiểm, doanh nghiệp không thể có cơ hội làm ăn, đà hồi phục của nền kinh tế Việt Nam sau đại dịch sẽ bị kéo giảm, hàng triệu người sẽ tìm cách bảo toàn tài sản của mình, làm cho vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Từ đó, ông Dũng cho rằng, đây là thời điểm hết sức nhạy cảm, cần có các chính sách kịp thời, phù hợp, tỉnh táo để tiếp tục kiểm soát lạm phát.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kiềm chế lạm phát: Cần đảm bảo thông suốt chuỗi cung ứng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714009709 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714009709 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10