Xu hướng tốt nhất trong năm 2022 đối với doanh nghiệp là kinh doanh đa kênh. Việc này sẽ giúp đảm bảo cơ hội bán hàng cho doanh nghiệp.
>>Điều gì thôi thúc khách hàng chuyển kênh khi mua sắm từ các nhà bán lẻ đa kênh?
Bà Nguyễn Thị Mỹ Xuân, Giám đốc kinh doanh dự án Gosell, công ty Media Step chia sẻ tại Hội thảo: “Chiến lược chuyển đổi số và phát triển doanh nghiệp của bạn từ trong nước đến quốc tế”, trong chuỗi sự kiện Vietnam Expo 2022 vừa diễn ra gần đây.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Xuân, Giám đốc kinh doanh dự án Gosell, công ty Media Step.
Theo bà Nguyễn Thị Mỹ Xuân, tại thị trường Việt Nam hiện nay, số lượng người sử dụng internet ngày càng tăng. Đây chính là thời điểm doanh nghiệp cần suy nghĩ và hành động về chuyển đổi số kinh doanh cho doanh nghiệp của mình.
Tuy nhiên, vấn đề hiện nay không phải là câu chuyện chuyển đổi số, mà chuyển đổi như thế nào để phát triển và tăng trưởng một cách bền vững.
“Mục tiêu chính của Gosell là cung cấp và hỗ trợ giải pháp để giúp doanh nghiệp chuyển đổi số kinh doanh, cũng như phát triển và tăng trưởng mô hình kinh doanh của mình một cách toàn diện từ online đến offline”, bà Xuân chia sẻ.
Và để tối ưu tất cả các nguồn lực khi tiếp cận khách hàng, như marketing, giữ chân khách hàng, tăng cơ hội bán hàng… bà Xuân cho rằng, doanh nghiệp phải lựa chọn mặt hàng phù hợp với xu hướng thị trường và hành vi của người tiêu dùng.
Kênh thứ nhất, là mạng xã hội như facebook và Zalo là hai lựa chọn lớn nhất và phổ biến nhất hiện nay.
Ngày nay, mạng xã hội không chỉ phục vụ nhu cầu kết nối hay giải trí, ngay chính kênh này khách hàng sẽ rất thuận tiện trong mua bán, trao đổi hàng hoá tốt và thuận tiện nhất. “Như vậy, đây chính là “mảnh đất” màu mỡ để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng”, bà Xuân nhấn mạnh.
Kênh thứ hai, là sàn thương mại điện tử. Trong những năm gần đây có những sàn được đầu tư vốn rất lớn, đồng thời liên tục đưa ra những chiến lược, chiến dịch marketing cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn và tăng trải nghiệm, mua sắm rất tốt, như Shopee, Lazada, Tiki…
Do đó, sàn thương mại điện tử hiện đang có một khối lượng khách hàng lớn. Đây là cơ hội để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu bằng việc đưa sản phẩm lên các sàn này để tiếp cận khách hàng.
Kênh thứ ba, là website. Với xu hướng và hành vi hiện tại của khách hàng trước khi đưa ra quyết định lựa chọn, mua sắm, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, phần lớn họ sẽ thực hiện hành vi tìm kiếm, so sánh hay nghiên cứu trước sản phẩm thông qua tìm kiếm từ khoá trên google.
Do đó, kinh doanh tại thời điểm hiện nay thì bắt buộc doanh nghiệp cần phải có website bán hàng. Tuy nhiên, theo bà Xuân, website ở đây không phải là truyền thống để tư vấn, giới thiệu thông tin doanh nghiệp, mà phải là website thương mại điện tử. Đây cũng chính là kênh tạo thêm niềm tin và uy tín tốt nhất đối với khách hàng.
Kênh thứ tư, là App. Tức là ứng dụng thương hiệu của doanh nghiệp trên điện thoại di động.
Hiện nay có hơn 94% người sử dụng internet thông qua các thiết bị là điện thoại di động. Đây là vật “bất li thân” trong thời điểm hiện nay. Khi chiếc điện thoại di động trở thành thiết bị cần thiết cho cuộc sống, thì đây chính là kênh hiệu quả nhất để doanh nghiệp đưa thương hiệu, xây dựng thương hiệu lên những hệ điều hành như Android hay iOS, để thương hiệu được “nhắc đi, nhắc lại” hàng ngày với khách hàng.
“Điều này sẽ “kích thích” nhu cầu mua sắm của khách hàng được tốt hơn. Đồng thời, xây dựng lòng “trung thành” của khách hàng với doanh nghiệp”, bà Xuân chia sẻ.
>>Giải pháp đa kênh: Hỗ trợ doanh nghiệp mùa mua sắm cuối năm
Cửa hàng truyền thống, cửa hàng đại lý có còn giữ vai trò quan trọng hay không? Theo bà Xuân, đây vẫn là một trong những kênh đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Bởi vì, với những doanh nghiệp có các chuỗi cửa hàng và chi nhánh bên ngoài, doanh nghiệp sẽ tăng thêm được độ nhận diện thương hiệu với khách hàng.
“Kích thích” nhu cầu mua sắm của khách hàng bằng phương thức kinh doanh đa kênh.
Ngoài ra, khách hàng có thể dễ dàng đến trực tiếp cửa hàng để trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. “Như vậy, doanh nghiệp sẽ tăng được niềm tin và tạo cơ hội tối ưu trong bán hàng’, bà Xuân nói.
Ngoài ra, trải nghiệm khách hàng làm trọng điểm cũng là một trong những xu hướng để doanh nghiệp tối ưu được tất cả hiệu quả kinh doanh tại thời điểm hiện nay. Để khách hàng có sự trải nghiệm tốt nhất và gắn bó, theo bà Xuân, doanh nghiệp cần phải đáp ứng được 4 yếu tố.
Thứ nhất, đa dạng hình thức mua sắm cho người tiêu dùng.
Thứ hai, cá nhân hoá cá nhân trải nghiệm mua sắm. Điều này có nghĩa là thông điệp marketing của doanh nghiệp phải phù hợp với từng sở thích của khách hàng.
Thứ ba, kết hợp lifestream với thương mại điện tử để giúp cho khách hàng có cái nhìn trực quan về sản phẩm, có cảm giác được trải nghiệm, tư vấn trực tiếp với sản phẩm như ở cửa hàng. Đây là một trong những yếu tố để doanh nghiệp lấy được “điểm cộng” của khách hàng.
Thứ tư, con người hoá điện tử số. Vì khách hàng vẫn cần có sự tương tác, chăm sóc có yếu tố con người trong đó. Ví dụ, khách hàng sẽ gọi trực tiếp đến tổng đài của doanh nghiệp để được tư vấn và giải quyết mọi thắc mắc một cách nhanh nhất, chính xác nhất.
“Bốn yếu tố này sẽ giúp khách hàng tăng thêm trải nghiệm mua sắm. Đó cũng chính là xu hướng kinh doanh đa kênh của năm 2022 và những năm tới. Việc này sẽ giúp đảm bảo được cơ hội bán hàng cho doanh nghiệp”, bà Xuân bày tỏ.
Có thể bạn quan tâm
04:05, 24/01/2022
04:00, 13/01/2022
11:00, 15/04/2021
06:14, 16/07/2020
16:07, 01/07/2020
05:00, 07/07/2019