Kinh tế Trung Quốc “ngấm đòn”

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 03/04/2022 01:00

Hàng loạt nhân tố xấu liên tục xuất hiện khiến nền kinh tế Trung Quốc có nguy cơ bị “thổi bay” một nửa chỉ tiêu tăng trưởng năm 2022.

>>Nga "phủ bóng" Hội nghị Thượng đỉnh EU - Trung Quốc

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại từ quý I, bắt đầu biểu hiện rõ từ tháng 3. Theo các chuyên gia của Nomura Holdings, đây là dấu hiệu mào đầu cho đà suy giảm kinh tế Trung Quốc từ quý II.

 Dù kinh tế suy giảm mạnh, nhưng Trung Quốc vẫn duy trì chiến lược Zero Covid.

Dù kinh tế suy giảm mạnh, nhưng Trung Quốc vẫn duy trì chiến lược Zero Covid.

Khó khăn bủa vây

Trung Quốc đang đối phó với đợt dịch mới nghiêm trọng không kém cách đây 2 năm. Chiến lược “zero COVID” giúp Trung Quốc giảm thiệt hại về người, nhưng đã triệt tiêu động lực phục hồi kinh tế.

Giữa tháng 3, Thâm Quyến chỉ cho phép các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm được phép hoạt động. Thượng Hải, nơi tập trung các sàn chứng khoán quan trọng, trung tâm tài chính, văn phòng các tập đoàn khổng lồ, cũng phải đóng cửa từ ngày 29/3 vừa qua.

Bên cạnh đó, chiến sự Nga- Ukraine gây ra “cơn sốt” giá chưa từng thấy ở quy mô toàn cầu, khiến hàng vạn doanh nghiệp tại Trung Quốc “tiến thoái lưỡng nan”, không sản xuất thì chết, nhưng càng sản xuất càng lỗ. Đơn cử, Apple Trung Quốc cắt giảm 10 triệu chiếc Iphone do thiếu nguồn khí neon cho sản xuất chip...

Ngoài ra, việc “phong sát” các tập đoàn kinh tế khổng lồ như Alibaba, Tencent, Ant,… đã chứng minh một điều: Trung Quốc khó đạt được tham vọng nếu khối tư nhân bị kìm hãm. Đó là chưa kể vụ vỡ nợ quy mô lớn của Evergrande cho thấy lĩnh vực bất động sản Trung Quốc đang tiềm ẩn quá nhiều rủi ro, trong khi nó đang đóng vai trò là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.

>>Các công ty Trung Quốc “lặng lẽ” thu gom dầu rẻ của Nga

Tâm chấn bắt đầu lan rộng

Trung Quốc là “công xưởng thế giới” nên khi chu kỳ tăng giá nguyên vật liệu bùng phát do chiến sự Nga-Ukraine leo thang, đã gây ra sự thiếu hụt hàng hóa khắp thế giới.

Trung Quốc chiếm 15% khối lượng thương mại toàn cầu, dự kiến sẽ đóng góp 25% tăng trưởng kinh tế thế giới từ nay đến 2026. Nhiều chuyên gia dự báo, nếu kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 2,9% trong năm nay, thì kinh tế toàn cầu chỉ còn tăng trưởng dưới 2%.

Cú giảm tốc lần này đánh mạnh vào các hàng hóa cơ bản thiết yếu. Do đó, nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất là các nền kinh tế mới nổi, phụ thuộc lớn vào chuỗi cung ứng từ Trung Quốc.

Với độ mở nền kinh tế lên tới 200% GDP, Việt Nam đang chật vật ứng phó với áp lực lạm phát đang có xu hướng gia tăng. Hàng loạt gói đầu tư công dự kiến sẽ bị đội vốn vì giá vật liệu xây dựng, xăng dầu cao ngất ngưỡng. Chi phí hoàn thiện công trình xây dựng hiện nay chiếm 75% do vật liệu tăng phi mã.

Trong khi đó, ngành ngoại thương, đặc biệt xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc giảm 19% trong tháng 2 vừa qua chủ yếu do chính sách “Zero COVID” ở bên kia biên giới. Đồng thời, hàng hóa Trung Quốc nhập về Việt Nam cũng khó khăn không kém do Trung Quốc cắt giảm nguồn cung. Đặc biệt, ngành nông nghiệp đang đón “bão giá” thức ăn, phân bón, thuốc men, hệ quả sẽ thấy rõ hơn vào thời điểm cuối năm nay.

Có thể bạn quan tâm

  • Nga "phủ bóng" Hội nghị Thượng đỉnh EU - Trung Quốc

    15:29, 31/03/2022

  • Mỹ có dễ dàng thúc giục Trung Quốc "chọn phe" trong cuộc chiến Nga - Ukraine?

    15:33, 29/03/2022

  • Các công ty Trung Quốc “lặng lẽ” thu gom dầu rẻ của Nga

    04:22, 29/03/2022

  • Trung Quốc khó quốc tế hoá đồng Nhân dân tệ

    04:30, 25/03/2022

  • Trung Quốc lo ngại dòng vốn chảy ra ngoài khi FED tăng lãi suất

    04:40, 21/03/2022

  • Trung Quốc có trở thành "điểm tựa" cho Nga?

    11:10, 18/03/2022

  • Ngược chiều chính sách với Mỹ, Trung Quốc sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất

    16:30, 15/03/2022

  • Căng thẳng Nga-Ukraine bao trùm cuộc gặp của quan chức cấp cao Mỹ-Trung Quốc

    01:16, 15/03/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kinh tế Trung Quốc “ngấm đòn”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO