Kỳ vọng phục hồi kinh tế 2022

Diendandoanhnghiep.vn Năm 2022, Việt Nam sẽ có nhiều cải thiện cả về động lực và kết quả phục hồi, phát triển kinh tế so với năm 2021.

>> GDP Việt Nam năm 2021 ước tăng 2,58%

Năm 2021 đã kết thúc, đây rõ ràng là một năm không hề dễ dàng đối với Việt Nam và cả thế giới khi COVID-19 tiếp tục gây khủng hoảng toàn cầu. Mặc dù biến chủng Omicron đang thu hút sự quan tâm trên toàn cầu, nhưng thực chất biến chủng Delta vẫn là mối nguy lớn nhất đối với sự phục hồi kinh tế của Việt Nam.

Đến thời điểm hiện tại, khó khăn cũng dần qua đi, Việt Nam, với nền tảng vững chắc đã thể hiện sức chống chịu đáng nể, đã tập trung sức mạnh để vượt qua khó khăn và đạt được kết quả ấn tượng.

Thành tựu kinh tế năm 2021

Nghị quyết 128/2021 về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” góp phần làm kinh tế – xã hội đạt được kết quả đáng khích lệ. Cho thấy đây là bước đi đúng đắn trong nỗ lực khôi phục kinh tế của Chính phủ. Rất nhiều thành tựu kinh tế khác mà Việt Nam đạt được trong năm 2021.

Thứ nhất: Việt Nam vẫn đạt và vượt một số chỉ tiêu kinh tế với GDP tăng trên 2%.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2021 ước tính tăng 2,58%

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2021 ước tính tăng 2,58%

Mới đây, Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội Quý IV/2021. Chỉ số được quan tâm nhất có lẽ là tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP). GDP quý IV/2021 ước tính tăng 5,22% so với cùng kỳ năm trước, Do GDP quý IV/2021 tăng cao như vậy nên GDP năm 2021 tăng 2,58% (quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%).

Đặc biệt, xuất nhập khẩu vượt mốc 660 tỷ USD, tăng 22,4%, đưa Việt Nam đứng vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Không chỉ dừng lại ở đó, Việt Nam còn xuất siêu gần 3 tỷ USD, trang Reuters ghi nhận.

Thứ hai: “Thỏi nam châm” hút vốn đầu tư nước ngoài

Hơn nữa, đại dịch COVID-19 đã mở ra cơ hội cho Việt Nam thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên 29 tỷ USD, tăng 0,5 tỷ USD so với năm 2020 do có môi trường đầu tư an toàn và ổn định trong đại dịch. Các tập đoàn công nghệ lớn như Samsung và LG đều đã công bố kế hoạch đầu tư mở rộng năng lực sản xuất.

Theo tính toán của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), quy mô kinh tế Việt Nam giờ đây đạt hơn 400 tỷ USD, đứng trong Top 41 nền kinh tế lớn nhất thế giới, tương đương hoặc vượt qua một số nền kinh tế có trình độ phát triển cao trong khu vực, kể cả một số “con hổ” của Đông Á.

Thứ ba: Top 10 về thị trường Logistics

Nguồn TTXVN

Nguồn TTXVN

Việt Nam lên vị trí thứ 8 trong top 10 quốc gia đứng đầu bảng Chỉ số Logistics thị trường mới nổi 2021. Đây là thông tin do nhà cung cấp dịch vụ kho vận hàng đầu thế giới Agility công bố.

>> Tăng nguồn lực phục hồi kinh tế

Thứ tư: Bước tiến về “quyền lực mềm toàn cầu”

Năm 2021 cũng đánh dấu một mốc vô cùng quan trọng cho kinh tế Việt Nam. Đó là sự kiện “Hội nghị thượng đỉnh 2021 về quyền lực mềm toàn cầu” diễn ra vào ngày 25/2/2021 do Brand Finance – công ty tư vấn chiến lược và định giá thương hiệu độc lập hàng đầu thế giới tổ chức nhằm công bố Báo cáo chỉ số quyền lực mềm toàn cầu năm 2021

Theo Báo cáo chỉ số quyền lực mềm toàn cầu (Brand Finance Global Soft Power Index Report) năm 2021, vị trí của Việt Nam được cải thiện, thay đổi từ 50/60 lên 47/105 quốc gia được xếp hạng

Thứ năm: Thị trường chứng khoán đạt mức kỷ lục

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã lập kỷ lục chưa từng có trong lịch sử về điểm số, thanh khoản và số tài khoản mới trong năm 2021. Chỉ trong 11 tháng, các nhà đầu tư trong nước mở mới hơn 1,3 triệu tài khoản chứng khoán, cao hơn tổng lượng tài khoản mở mới của 4 năm trước đó cộng lại.

Thứ sáu: Tự hào “make in Vietnam”

Chưa bao giờ công cuộc “make in Vietnam” nổ ra mạnh mẽ và hiệu quả đến thế. Vaccine, thuốc điều trị COVID-19, giải mã gen người Việt đầu tiên, đến xe điện quốc dân của VinFast, vệ tinh NanoDragon, xu hướng NFT, vũ trụ ảo bùng nổ, làm chủ công nghệ 5G, Viettel hướng đến vệ tinh viễn thám vũ trụ và công nghệ 6G…

>> Cần gói hỗ trợ mới với quy mô đủ lớn để phục hồi kinh tế

Triển vọng kinh tế năm 2022

Việc phục hồi sản xuất, kinh doanh có thể bị cản trở bởi khó khăn về tài chính và thị trường tiêu thụ. Tỷ lệ tín dụng so với GDP vẫn ở mức cao, vốn trung, dài hạn của nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào hệ thống ngân hàng.  Áp lực lạm phát, trần nợ công và nợ xấu ngân hàng, những hạn chế về khả năng đáp ứng nhân lực, trang thiết bị, hạ tầng của hệ thống y tế cơ sở.

gf

Năm 2022, Việt Nam sẽ có nhiều cải thiện cả về động lực và kết quả phục hồi, phát triển kinh tế so với năm 2021.

Tuy vậy, theo Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư trong trung hạn. Các điều kiện nền tảng vững mạnh của Việt Nam sẽ giúp các nhà đầu tư gạt bỏ những biến động ngắn hạn do COVID-19. Trong nội tại nền kinh tế, tiêu dùng nội địa và đầu tư công vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng trong phục hồi tăng trưởng kinh tế năm 2022.

Đặc biệt, với những thành tựu kinh tế ấn tượng năm 2021 sẽ là bước đà tốt để Việt Nam có nhiều cải thiện cả về động lực và kết quả phục hồi, phát triển kinh tế trong năm 2022.

Theo Báo cáo của Chính phủ về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 (dự thảo) xác định: “Đặt mục tiêu tổng quát “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân”, cùng với “tận dụng tốt các cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với các giải pháp tổng thể”.

Tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế; phấn đấu GDP tăng 6-6,5%, tốc độ tăng CPI bình quân khoảng 4%; bội chi ngân sách Nhà nước khoảng 4% GDP... trong cả năm 2022.

Với kinh nghiệm, năng lực, khả năng ứng phó dịch bệnh tiếp tục được nâng lên, khả năng chủ động sản xuất được vaccine ngừa COVID-19 sẽ sớm đảm bảo mục tiêu tiêm vaccine cho toàn dân, đất nước sẽ sớm trở lại trạng thái bình thường và nền kinh tế mau chóng hồi phục. Việc hoàn thành bao phủ vaccine vào cuối năm 2021, hoặc chậm nhất vào đầu năm 2022 là một trong những điều kiện tiên quyết để phục hồi và phát triển kinh tế.

Điều này cũng có nghĩa, năm 2022, dù sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng với kinh nghiệm, năng lực, kinh tế Việt Nam sẽ cải thiện đáng kể, cả về động lực và kết quả phục hồi so với năm 2021 theo hướng thích ứng an toàn và bình thường mới. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kỳ vọng phục hồi kinh tế 2022 tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713461074 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713461074 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10