Lãi vay đắt đỏ

Diendandoanhnghiep.vn Gửi tiền ngắn hạn theo quan hệ hợp tác doanh nghiệp - ngân hàng đôi khi khiến doanh nghiệp mắc kẹt vì khoảng hở lãi suất vay.

 Nhiều doanh nghiệp gặp khó khi ngân hàng cạn room tín dụng.

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khi ngân hàng cạn room tín dụng. (Ảnh minh họa)

>>> Thoát áp lực tỷ giá, căng thẳng thanh khoản tăng

Lãnh đạo một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu chia sẻ với DĐDN rằng đơn vị của ông xây dựng quan hệ tín dụng, mở một số tài khoản tại một số ngân hàng. Khi vay, doanh nghiệp chỉ cần sử dụng hạn mức được cấp và có thể vay trên thế chấp khoản tiết kiệm, chịu cộng bù lãi vay.

Thế nhưng trong thời gian gần đây, lãi vay đã tăng quá nhanh nên khoảng bù lãi suất sau trừ lãi tiết kiệm quá cao. Có khi doanh nghiệp gửi lãi 4%/năm nhưng vay phải chịu tới 9%/năm, thậm chí trên 10-11%/năm. “Đây là chi phí lãi quá đắt đỏ. Bên cạnh khó khăn về đơn hàng, rủi ro tỷ giá, lãi suất cũng đang là gánh nặng với các doanh nghiệp”, vị lãnh đạo doanh nghiệp trên nói.

Đánh giá về dòng tiền của doanh nghiệp thủy sản, nhóm có doanh thu xuất khẩu sắp cán đích 10 tỷ USD nhưng cũng đang dần đối mặt với tình trạng khan hiếm đơn hàng, TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế nhìn nhận tại một hội thảo là cơ cấu vốn của nhóm này khá tốt, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các công ty thủy sản niêm yết đang tăng tốt, cao hơn năm 2019. Hiện ROE của nhóm này nói chung ở mức 14,8%, các DN nhỏ và vừa khoảng 13%. Theo đó, các công ty chỉ có thể chịu được lãi suất cho vay hiện nay ở mức 10-12%, nếu lãi suất cao hơn thì sẽ hơi khó khăn. Nếu như Ngân hàng Nhà nước không thể hạ nhiệt lãi suất huy động và lãi suất cho vay trong quý 1/2023, thì nhiều công ty thủy sản nhỏ và vừa sẽ phải chấp nhận lỗ khi sử dụng vốn.

>>> TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU: Chờ đợi các Tổ công tác về tiền tệ, vốn, trái phiếu doanh nghiệp

Hay như một lãnh đạo doanh nghiệp khác không muốn nêu tên cũng cho biết, có TCTD trước nay vẫn quan hệ tín dụng, cấp L/C rất gắn bó với công ty ông, cũng gửi tiền vào nhưng đến khi cần, doanh nghiệp lại cũng không được vay. Ngân hàng chỉ nói ngắn gọn là “hết room”. Không được vay tức là "bít đường", chưa nói gì tới chuyện lãi suất bao nhiêu, có chịu nổi hay không.

Khi được DĐDN hỏi về các trường hợp trên, một vài NHTM trụ sở phía Nam đã thừa nhận đúng là có tình trạng này. Nhưng bên gửi cũng phải xác định rằng tiền gửi của họ là có kỳ hạn. Ngoài ra, kể cả có sổ tiết kiệm và quan hệ tín dụng, khi muốn vay, doanh nghiệp tất yếu vẫn phải đảm bảo các điều kiện cơ bản. Và vì room tín dụng giới hạn, doanh nghiệp hay người dân đều cũng phải "xếp hàng", mặc dù ngân hàng cố gắng tạo điều kiến tối đa và cơ cấu nguồn vốn để cố gắng đáp ứng mọi nhu cầu vốn.

Theo TS. Nguyễn Hoàng Hiệp, Chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh thị trường tiền tệ thắt chặt, thị trường vốn còn bất ổn và cạn thanh khoản đang lan ra, để quan hệ tín dụng doanh nghiệp - ngân hàng được win-win, cần cập nhật về các ngân hàng còn room tín dụng. Các ngân hàng cũng phải linh hoạt tái cơ cấu nguồn vốn để doanh nghiệp nắm rõ “thực hư” khả năng cho vay, hạn mức được vay, từ đó có kế hoạch kinh doanh chủ động.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lãi vay đắt đỏ tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713880762 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713880762 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10