Liên kết là sức mạnh của du lịch

Diendandoanhnghiep.vn Các doanh nghiệp cũng đề xuất mô hình và kinh nghiệm hợp tác, liên kết giữa các nhà đầu tư về quảng bá, xúc tiến.

Hội nghị toàn quốc về Du lịch năm 2020 với chủ đề "Liên kết, hành động và phát triển" nhằm đánh giá tình hình du lịch Việt Nam, khai thác thị trường nội địa trong bối cảnh dịch bệnh được kiểm soát tốt.  Đồng thời, đưa giải pháp hỗ trợ, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. 

Du lịch Việt Nam cần phải thích ứng với thời cuộc

Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể Thao & Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết năm 2019 ngành du lịch đóng góp trên 9,2% vào GDP cả nước. Ngành du lịch đã tạo ra 2,9 triệu việc làm, trong đó có 927.000 việc làm trực tiếp.

Theo đánh giá của Tổ chức du lịch thế giới, Việt Nam xếp thứ 6 trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, năm 2020, đại dịch COVID-19 bùng phát tác động trực tiếp đến ngành du lịch thế giới nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng dẫn đến nhiều hệ lụy.

Hội nghị toàn quốc về Du lịch năm 2020 với chủ đề

Hội nghị toàn quốc về Du lịch năm 2020 với chủ đề "Liên kết, hành động và phát triển" nhằm đánh giá tình hình du lịch Việt Nam, khai thác thị trường nội địa trong bối cảnh dịch bệnh được kiểm soát tốt.

“Dù Việt Nam đã sớm xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 một cách toàn diện theo các kịch bản ứng phó được chuẩn bị kỹ lưỡng, trở thành điểm sáng về an toàn phòng dịch trên thế giới. Tuy nhiên, ngành du lịch Việt Nam vẫn không tránh khỏi tổn thất nặng nề” - ông Nguyễn Văn Hùng thông tin.

Theo báo cáo, Việt Nam dừng đón khách quốc tế từ tháng 3/2020, chỉ còn hoạt động du lịch nội địa. Lượng khách quốc tế cả năm 2020 ước chỉ đạt 3,7 triệu lượt, giảm 80%. Lượng khách nội địa đến hết tháng 11 ước đạt 49 triệu lượt, giảm 37,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Bên cạnh đó, khoảng 40 - 60% lao động bị mất việc làm hoặc cắt giảm ngày công. Khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã ngừng hoạt động, nhiều khách sạn phải đóng cửa, công suất sử dụng phòng có thời điểm chỉ đạt 10-15%. Tổng thu du lịch cả nước thiệt hại lên tới 530.000 tỷ đồng (tương đương 23 tỷ USD).

Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng cho biết dù Việt Nam đã sớm xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 một cách toàn diện nhưng ngành du lịch Việt Nam vẫn không tránh khỏi tổn thất nặng nề

Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng cho biết dù Việt Nam đã sớm xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 một cách toàn diện nhưng ngành du lịch Việt Nam vẫn không tránh khỏi tổn thất nặng nề.

"Ngành du lịch đã thực hiện "nhiệm vụ kép" vừa bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe người dân vừa duy trì sản xuất kinh doanh và bảo đảm an sinh xã hội, ngành du lịch đã chủ động điều chỉnh kế hoạch, chuyển hướng tập trung phát triển du lịch nội địa trong bối cảnh dừng đón khách quốc tế. Chỉ tính riêng tháng 6, lượng khách nội địa tăng mạnh, trung bình 1,5 - 3 lần so với tháng 5. Bên cạnh đó, hoạt động vận chuyển khách du lịch được phục hồi, nhất là tần suất khai thác của các hãng hàng không tăng cao." - Thứ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho hay.

Cũng theo Thứ trưởng Hùng, trong bối cảnh hiện tại, vấn đề đặt ra với ngành du lịch là phải nhanh chóng phục hồi và phát triển du lịch một cách an toàn, bền vững, thích ứng với thời cuộc và xu hướng mới. Ngoài ra, để ngành du lịch có thể phục hồi trở lại cần nhiều hơn nữa sự hỗ trợ của Chính phủ, các đơn vị liên quan và sự hợp tác của các doanh nghiệp.

Vượt "bão" COVID-19 bằng cách nào?

Tại Hội nghị, đại diện các doanh nghiệp đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho ngành du lịch trong và sau COVID-19. Đồng thời, phía doanh nghiệp cũng nêu gợi ý xu hướng chuyển đổi số để phát triển thời "bình thường mới". Các doanh nghiệp cũng đề xuất mô hình và kinh nghiệm hợp tác, liên kết giữa các nhà đầu tư về quảng bá, xúc tiến.

Ông Lê Khắc Hiệp - Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho biết quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam đang được xem là một trong những hoạt động quan trọng của các doanh nghiệp, đặc biệt với du lịch. Trong bối cảnh chịu tác động nặng nề của đại dịch COVID-19, nền tảng quản lý và kinh doanh truyền thống không đủ khả năng thích ứng. Việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số sẽ tạo ra cơ hội giúp doanh nghiệp xoay trục sản phẩm, hấp dẫn du khách, sớm phục hồi và bứt phá.

Ông Lê Khắc Hiệp - Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho rằng chuyển đổi số sẽ tạo ra cơ hội giúp doanh nghiệp xoay trục sản phẩm.

Ông Lê Khắc Hiệp - Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho rằng chuyển đổi số sẽ tạo ra cơ hội giúp doanh nghiệp xoay trục sản phẩm.

"Trong năm 2021, định hướng chuyển đổi số của Vinpearl là tiếp tục tập trung tăng cường tương tác và trải nghiệm cho khách hàng, hoàn thiện các nền tảng số để tăng trải nghiệm trực tuyến cho du khách. Đặc biệt, tập đoàn sẽ đẩy mạnh việc ứng dụng AI, Big Data để đo lường thị hiếu, nhu cầu của du khách. Qua đó đón đầu xu hướng và nâng cao chất lượng dịch vụ, hình ảnh của thương hiệu nói riêng và của du lịch Việt Nam nói chung" - ông Hiệp cho biết.

Cùng tham luận tại Hội nghị, Phó tổng giám đốc Vietjet Đinh Việt Phương nhận định các doanh nghiệp hàng không gặp nhiều thách thức trong năm qua. Tuy nhiên, Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch và nhanh chóng ổn định trở lại các hoạt động kinh tế, du lịch. Các doanh nghiệp tin rằng đây chính là cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch nội địa với 100 triệu dân.

Ông Phương cho rằng đây cũng chính là thời cơ để củng cố các nền tảng vững chắc, phát triển các sản phẩm du lịch có khả năng đón du khách quốc tế trở lại trong tương lai với hình ảnh du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn.

"Để hàng không, du lịch cất cánh trở lại, nhanh chóng lấy lại vị thế mũi nhọn kinh tế đất nước, chúng tôi tin rằng cần có sự chung tay của Chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp hàng không, du lịch. Chính sách miễn giảm các loại thuế phí sân bay, dịch vụ hàng không, dịch vụ du lịch, khách sạn, các gói tài chính ưu đãi dành cho doanh nghiệp của Chính phủ... sẽ góp phần giảm bớt áp lực tài chính cho doanh nghiệp, giúp họ có nguồn vốn tiếp tục hoạt động cũng như đầu tư phát triển." - ông Phương nêu đề xuất.

Lễ ký kết hợp tác liên kết, phát triển du lịch giữa Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và 05 tỉnh, thành thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Lễ ký kết hợp tác liên kết, phát triển du lịch giữa Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và 05 tỉnh, thành thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Các doanh nghiệp cho rằng việc cần làm là làm sao để các sản phẩm du lịch thực sự trở nên thu hút hơn, du khách không chỉ tới một lần mà còn muốn quay lại nhiều lần sau nữa. Song song, cần ưu tiên các biện pháp chống dịch bệnh, các hãng hàng không sẽ là đơn vị tuyến đầu đảm bảo an toàn cho hành khách và hỗ trợ các địa phương.

Tại Hội nghị cũng đã diễn ra lễ ký kết hợp tác liên kết, phát triển du lịch giữa Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và 05 tỉnh, thành thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiến nghị với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cũng như các Bộ, ngành, địa phương sáu nội dung để cần làm để khôi phục ngành du lịch:

Một là, tiếp tục có chính sách hỗ trợ ngành du lịch và doanh nghiệp du lịch vượt qua khó khăn trong bối cảnh dịch Covid-19; chuẩn bị tốt nhất các điều kiện để phục hồi khách du lịch quốc tế khi điều kiện cho phép. 

Hai là, đẩy mạnh đầu tư công cho phát triển du lịch, đặc biệt là đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch như sân bay, cảng biển đón tàu du lịch cỡ lớn, tăng khả năng tiếp cận điểm đến du lịch; đầu tư vào các công trình văn hóa lớn, công viên sinh thái; đầu tư cho xúc tiến, quảng bá du lịch. 

Ba là, Trước tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 tới ngành du lịch, trong khi hai Chương trình hành động quốc gia về du lịch và Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia đã kết thúc, kiến nghị Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng và phê duyệt kế hoạch hành động nhằm phục hồi du lịch Việt Nam trong tình hình mới; phối hợp với Bộ Tài chính bố trí kinh phí thực hiện.

Bốn là, giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Đề án tổng thể về chuyển đổi số trong ngành du lịch đến năm 2030 phục vụ phát triển du lịch.

Năm là, đề nghị các Bộ, ngành liên quan tích cực tham gia vào các công tác bảo đảm an toàn phòng chống dịch bệnh; tích cực tham gia vào việc xây dựng chuỗi cung ứng phát triển du lịch, phát triển đa dạng sản phẩm, đào tạo nhân lực, lồng ghép truyền thông, quảng bá du lịch Việt Nam trong các chương trình, sự kiện ở trong và ngoài nước để hỗ trợ du lịch vượt qua thách thức, tiếp tục phát triển.

Sáu là, đề nghị các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo việc phục hồi và phát triển du lịch sau đại dịch trên địa bàn, tăng cường liên kết, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch vượt qua khó khăn và huy động nguồn lực thu hút đầu tư, đổi mới công nghệ cho giai đoạn tăng trưởng mới, hỗ trợ người lao động dễ dàng tiếp cận các chính sách hỗ trợ và tham gia đào tạo nghề, bảo đảm an ninh, an toàn tại các điểm đến du lịch…  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Liên kết là sức mạnh của du lịch tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713619163 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713619163 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10