Loạt “ông lớn” công bố làm nhà ở giá rẻ

LÊ SÁNG 11/01/2022 03:00

Trong bối cảnh thị trường lệch pha cung cầu mạnh khiến phân khúc nhà ở giá rẻ dần biến mất thì các doanh nghiệp chuyên phát triển dự án hạng sang lần lượt công bố sẽ tham gia phát triển nhà ở giá rẻ.

>>>Mở rộng chính sách tiếp cận nhà ở giá rẻ

>>> Nhà ở giá rẻ tiếp tục phải chờ

Vừa qua, nhiều DN địa ốc lớn đã công bố kế hoạch tham gia phát triển phân khúc nhà ở giá rẻ

Nhiều doanh nghiệp địa ốc lớn đã công bố các kế hoạch phát triển nhà ở giá rẻ đầy tham vọng

Theo thống kế của Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), TP HCM gần như không còn sản phẩm nhà ở và căn hộ bình dân (khoảng 25-30 triệu đồng/m2) và phân khúc tầm trung (khoảng 40 triệu đồng/m2) cũng không còn xuất hiện nhiều.

Cuộc đua dần nóng

Có thể bạn quan tâm

  • Mở rộng chính sách tiếp cận nhà ở giá rẻ

    Mở rộng chính sách tiếp cận nhà ở giá rẻ

    19:00, 27/10/2021

  • Nhà ở giá rẻ tiếp tục phải chờ

    21:14, 01/07/2021

  • Nhà ở giá rẻ tiếp tục phải chờ

    21:29, 26/06/2021

Trong bối cảnh trên, thị trường đang chứng kiến một tín hiệu tích cực khi nhiều doanh nghiệp BĐS chuyên phát triển dự án hạng sang bất ngờ công bố chiến lược tham gia phân khúc nhà ở giá trẻ.

Mở màn là Tập đoàn APEC khi doanh nghiệp này thành lập Tổng công ty Đầu tư – Phát triển Nhà ở xã hội 5 sao Việt Nam - Happy City với tham vọng đầu tư 10 triệu căn nhà ở xã hội (NOXH) 5 sao trong giai đoạn 2021-2030.

Theo thông tin từ ông Nguyễn Quang Huy, Phó Tổng Giám đốc Apec Group doanh nghiệp sẽ phát triển dự án chủ yếu tại Hà Nội, TP HCM và các thành phố trực thuộc trung ương và những tỉnh thành tập trung các khu công nghiệp lớn. Riêng tại Hà Nội và TP HCM, các khu đô thị sẽ có quy mô 100-300 ha với giá bán 12-18 triệu đồng/m2. Còn các tỉnh thành khác quy mô 50-100 ha với giá bán 8-14 triệu đồng/m2.

Bên cạnh APEC Group, vào cuối năm 2021, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (THM), doanh nghiệp gắn liền với các dự án hạng sang cũng bất ngờ công bố chiến lược phát triển phân khúc nhà ở xã hội do doanh nghiệp hợp tác với đối tác Hàn Quốc - SH.

Theo thông tin từ THM, từ năm 2022, song song với việc phát triển những căn hộ cao cấp, Tân Hoàng Minh sẽ thực hiện xây dựng nhà ở cho những người lao động có thu nhập thấp. Bước đầu doanh nghiệp sẽ khởi công xây dựng nhà máy chuyên sản xuất bê tông, phục vụ cho công ty xây dựng nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.

Nhà máy này có thể đưa ra hàng triệu m2 sàn mỗi năm, với giá thành rẻ hơn 40-60% so với giá xây dựng thông thường. Sau khi hoàn thiện xây dựng, nhà máy sẽ triển khai sản xuất, phục vụ thi công cho hàng loạt khu nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp của THM tại Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hải Dương, Hòa Bình hay Long An, Bình Thuận,…

Gần đây nhất, CTCP Tập đoàn Hưng Thịnh, CTCP Đồng Tâm (Đồng Tâm Group), CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (Mã: TTF) bắt tay làm hàng triệu nhà ở vừa túi tiền tại TP HCM, Long An, Bình Dương và Đồng Nai.

Tập đoàn Hưng Thịnh, Đồng Tâm Group và Gỗ Trường Thành công bố sáng kiến nhà ở vừa túi tiền

Tập đoàn Hưng Thịnh, Đồng Tâm Group và Gỗ Trường Thành công bố sáng kiến nhà ở vừa túi tiền

Theo thông tin công bố, các doanh nghiệp trên sẽ xây dựng khoảng 100.000 căn với giá bán dự kiến dưới 25 triệu đồng/m2 tại TP HCM và dưới 20 triệu đồng/m2 tại các thị trường Long An, Bình Dương, Đồng Nai. Mức giá có thể thấp hơn nếu doanh nghiệp nhận được các ưu đãi về tiền sử dụng đất, lãi suất,...

Xu hướng tất yếu 

Hiện nay, phát triển nhà ở thương mại bình dân có giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội đang là ưu tiên lớn trong chính sách phát triển nhà ở của Chính phủ. Cụ thể, tại Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chính phủ đã nhấn mạnh việc chú trọng phát triển nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu của các đối tượng chính sách có khó khăn về nhà ở như người thu nhập thấp đô thị, công nhân khu công nghiệp, cán bộ công chức, viên chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân thông qua điều chỉnh, bổ sung chính sách nhằm tăng nguồn cung kết hợp hỗ trợ khả năng thanh toán.

Thực tế cho thấy, từ trước khi Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn tới được phê duyệt vào cuối tháng 10/2021, Bộ Xây dựng đã đề xuất với cấp có thẩm quyền về gói tín dụng 65.000 tỷ đồng hỗ trợ thực hiện chính sách nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người lao động các khu công nghiệp, khu chế xuất trên cả nước trong Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023.

Theo TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, việc Chính phủ, Bộ Xây dựng chú trọng phát triển nhà ở giá rẻ, NOXH là rất cần thiết và kịp thời trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế tế xã hội.

Cụ thể, đại dịch đã cho thấy sự thiếu hụt trầm trọng nhà ở giá rẻ, NOXH cho công nhân, người lao động tại các địa phương phát triển công nghiệp và đô thị lớn. Do đó, phát triển nguồn cung phân khúc này cũng chính là công tác hỗ trợ cho sự phục hồi sản xuất sau đại dịch, tạo động lực cho phát triển sản xuất nói riêng cũng như của cả nền kinh tế nói chung một cách bền vững, TS. Nguyễn Văn Đính phân tích.

Dưới góc độ doanh nghiệp trong cuộc, ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh cho rằng đại dịch COVID-19 đã cho thấy bài toán nhà ở vừa túi tiền dành cho người có thu nhập thấp lại càng trở nên cấp thiết và đây cũng chính là một nhu cầu mà doanh nghiệp có thể chung tay cùng tìm ra lời giải trong chiến lược phát triển kinh doanh của mình.

Việc các doanh nghiệp bất động sản lớn, có tiềm lực mạnh tham gia phát triển nhà ở giá rẻ, NOXH được các chuyên gia nhận định là tín hiệu rất tích cực trong việc giải quyết sự mất cân đối cung cầu, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng chỉ sự vào cuộc của các doanh nghiệp là không đủ mà để việc phát triển nhà ở giá rẻ, NOXH thành công thì vẫn cần có nhiều sự tham gia đóng góp và nguồn lực chung của cả xã hội, trong đó có vấn đề quỹ đất.

Theo ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Nam Long cần sớm xây dựng chính sách riêng, đặc thù cho NOXH và nhà ở thương mại giá rẻ hướng đến xã hội hóa. Bên cạnh đó, cũng cần giảm thuế VAT và triển khai các gói hỗ trợ tài chính cho người mua NOXH, nhà ở thương mại giá rẻ.

Ông Quang cũng cho rằng cần cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian đầu tư xây dựng NOXH bởi việc triển khai thủ tục đầu tư dự án hiện nay đã mất khoảng 2-3 năm, trong khi nhu cầu nhà ở của người dân là cấp thiết.

Dưới góc nhìn quy hoạch, TS.KTS. Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng từ khâu quy hoạch cần có tầm nhìn dài hạn và xác định rõ các khu vực và quỹ đất để phát triển NOXH và nhà ở thương mại giá rẻ.

"Các dự án này có thể nằm tại vùng ven nhưng được kết nối hạ tầng thuận tiện, đồng bộ với các đô thị hay các khu vực sản xuất công nghiệp lớn" - ông Nghiêm bày tỏ.

Có thể bạn quan tâm

  • Mở rộng chính sách tiếp cận nhà ở giá rẻ

    Mở rộng chính sách tiếp cận nhà ở giá rẻ

    19:00, 27/10/2021

  • Nhà ở giá rẻ tiếp tục phải chờ

    Nhà ở giá rẻ tiếp tục phải chờ

    21:14, 01/07/2021

  • Nhà ở giá rẻ tiếp tục phải chờ

    Nhà ở giá rẻ tiếp tục phải chờ

    21:29, 26/06/2021

  • Nhà ở giá rẻ khan hiếm do đâu?

    Nhà ở giá rẻ khan hiếm do đâu?

    14:02, 02/01/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Loạt “ông lớn” công bố làm nhà ở giá rẻ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO