Logictics Quảng Trị: Những đòi hỏi bức thiết từ thực tế

Diendandoanhnghiep.vn Quảng Trị là trọng tâm của hành lang kinh tế Đông Tây được quy hoạch 1 trung tâm Logictics hạng II có quy mô tối thiểu 10 ha đến năm 2020 và trên 20 ha đến năm 2030.

 Ùn ứ tại cửa khẩu La Lay. Ảnh Hoàng Táo

Ùn ứ tại cửa khẩu La Lay. Ảnh Hoàng Táo

Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) tạo thành “đường thẳng kinh tế - thương mại” nối từ phía Tây Myanmar cắt qua phần lớn lãnh thổ Thái Lan, Nam Lào; tại miền Trung Việt Nam, EWEC đấu nối với cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, theo quốc lộ 9 xuôi về quốc lộ 1A tỏa ra các cảng biển ở Quảng Trị, Huế và Đà Nẵng.

Bộ khung hoành tráng

Quảng Trị là đầu mối tiếp giáp tại Việt Nam tạo ra không gian thương mại, vận tải hơn 300km từ Lao Bảo về cảng cửa Việt, cảng nước sâu Mỹ Thủy, cảng Chân Mây, Tiên Sa. Có khả năng phát triển tất cả loại hình giao thông như đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường ống, máng chuyền.

EWEC có lợi thế cạnh tranh vận tải hàng hóa từ Đông Nam Á sang Trung Quốc, Australia, Ấn Độ, Bắc Mỹ, châu Phi và ngược lại như gỗ dăm, than đá, linh kiện máy móc, nguyên vật liệu công nghiệp nhập từ Trung Quốc, Australia, Canada và xuất khẩu hàng hóa từ Đông Nam Á ra các châu lục.

Tỉnh Quảng Trị đã hiện thực hóa tiềm năng bằng những quyết sách có tầm nhìn dài hạn, xây dựng các trung tâm logistics tại thành phố Đông Hà, Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, Khu vực Cửa khẩu quốc tế La Lay, Khu Kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo. Thu hút nguồn hàng từ các nước trong khu vực; kết nối giữa tỉnh Quảng Trị với các tỉnh duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.

Nói một cách thực tế, EWEC cho phép hình thành các trung tâm đầu mối tiếp nhận, lưu trữ, bảo quản và vận tải hàng hóa; đồng thời là “củ cà rốt” hấp dẫn để thu hút doanh nghiệp, động lực hình thành cụm, khu công nghiệp dựa trên lợi thế giao thông vận tải.

Những chuyện vụn vặt ở cửa khẩu!

Có mặt tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo một buổi sáng trời đẹp, tận thấy cảnh các chiến sĩ biên phòng và lực lượng Hải quan trong bộ đồ bảo hộ kín mít, tất bật hướng dẫn phân luồng, làm thủ tục thông quan đoàn xe container nối đuôi dài ắp đầy hàng hóa. Đó là dấu hiệu tràn đầy sức sống của một khu kinh tế từng rất được kỳ vọng.

Đầu năm 2022 mặc dù giữa lúc dịch COVID-19 bùng phát mạnh nhưng nhịp độ thông thương tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo rất nhộn nhịp, khối lượng quá cảnh hàng hóa khi đó đạt kỷ lục 12 tỷ USD. Trung bình mỗi ngày 500 - 550 xe qua lại. Quốc lộ 9 nhỏ bé độc đạo, gồ ghề oằn mình chịu tải, gánh trên mình đoàn xe siêu trường siêu trọng dài hàng cây số.

Khu vực cửa khẩu rất chật hẹp, bãi nhập hàng khoảng 4 hecta không đáp ứng được nhu cầu, bãi xuất chưa được đầu tư hoàn thiện, xe quá tải không cho phép ra ngoài khu vực cửa khẩu, trong cửa khẩu không có khu vực sang tải. Đây là khó khăn thực tế cản trở kinh tế biên mậu. Hay nói đúng hơn, một nội hàm cốt lõi của khái niệm logictics - yếu tố “kho vận” ở cửa khẩu quốc tế Lao Bảo hiện nay rất yếu.

Ông Lê Anh Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Hải Quan Lao Bảo cho rằng, cần cấp thiết đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng như khu công nghiệp, mở rộng Quốc lộ 9, xây dựng cao tốc Đông Hà - Lao Bảo; đồng thời cần hoàn thiện khung khổ chính sách.

Các doanh nghiệp đầu tư sản xuất tại đây không gần nguồn nguyên liệu, hầu hết nhập về từ nước ngoài, hoặc từ các khu công nghiệp xa trong nước. Ví dụ công ty săm lốp cao su Camel, nước giải khát Super Horse nhập nguyên liệu hoàn toàn từ Thái Lan sản xuất thành phẩm và xuất trở lại thị trường Thái Lan.

Câu chuyện này đặt ra hai vấn đề: Thứ nhất, doanh nghiệp không mặn mà đầu tư tại Quảng Trị do chi phí đầu vào cao hơn: Thứ hai, bắt buộc phát triển công nghiệp phụ trợ, vùng nguyên liệu trước khi nghĩ đến việc mời gọi nhà đầu tư.

Sau 7 năm xây dựng, cửa khẩu quốc tế La Lay tại xã A Ngo và A Bung, huyện Dakrong - Quảng Trị chỉ duy nhất khu nhà chức năng được hoàn thiện, còn lại tất cả các hạng mục đều bằng…đất. Trong khi lưu lượng xe qua lại khá lớn khiến toàn bộ cửa khẩu ngập trong bụi đất.

Ông Hoàng Bá Linh, Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu La Lay cho biết, “trước đây mặt hàng nhập khẩu qua La Lay chủ yếu gỗ, còn bây giờ là than đá, với khối lượng rất lớn mỗi ngày”. Hạ tầng logictics yếu kém nảy ra tình trạng tập kết than trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Thực tiễn phát triển logictics trên thế giới cho thấy hệ thống này chỉ có thể phát triển trên nền tảng cơ sở hạ tầng vững chắc. Sự sẵn sàng và chất lượng của cơ sở hạ tầng chính là một trong các cấu phần chính quyết định môi trường logistics và giao thông vận tải.

Địa phương cần nhìn nhận đúng thực tế để biết nên bắt đầu xây dựng hệ sinh thái logictics từ những mảnh ghép nhỏ nhất; và sự thiếu hụt này cũng là cơ hội tuyệt vời để nhà đầu tư trong và ngoài nước sớm đặt nền móng trước khi “trâu chậm uống nước đục”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Logictics Quảng Trị: Những đòi hỏi bức thiết từ thực tế tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714316997 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714316997 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10