Khi các chính phủ "quan tâm sâu sắc" đến mạng xã hội cũng đồng nghĩa với việc "chủ nghĩa tân tự do" bị đặt dấu hỏi.
Học thuyết tân tự do được phát động từ thập niên 30 của thế kỷ 20. Chính sách kinh tế của chủ nghĩa này nhấn mạnh đến 2 nguyên tắc: Loại bỏ quyền kiểm soát của chính phủ đối với công nghiệp, tư nhân hóa và chuyển giao tài sản, quyền sở hữu của chính phủ sang khu vực tư nhân.
Thực chất, học thuyết này là một sự phát triển của lý thuyết “bàn tay vô hình” được Adam Smith đưa ra từ cuối thế kỷ 18. Ông phát biểu: “Sự giàu có của mỗi quốc gia đạt được không phải do những quy định chặt chẽ của Nhà nước, mà do bởi tự do kinh doanh”.
Việc áp dụng học thuyết này đã mang lại thành công rực rỡ, đồng thời chứng minh sự tới hạn trong của nó nền kinh tế tư bản từ lúc mới thoát thai ra khỏi chế độ phong kiến, hình thức của nó từng được gọi là “chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh”.
Thập niên 50 của thế kỷ 20, để giải quyết khủng hoảng tròng mô hình kinh tế, hai chính trị gia là Tổng thống Mỹ R. Reagan và “bà đầm thép” Thủ tướng Anh M. Thatcher đã áp dụng lý thuyết cũ dưới tên gọi “chủ nghĩa tân tự do”.
Lạ ở chỗ, mặc dù áp dụng lý thyết kinh tế - chính trị được cho là lỗi thời nhưng cả Mỹ và Anh đều đạt được rất nhiều thành công. Có điều khi giải thích nghịch lý này, các nhà kinh tế cho rằng, sự “khôn ngoan” và “ngu ngốc” của các nền kinh tế tư bản điển hình là biết cách áp dụng học thuyết này ở một vài lĩnh vực nhất định.
Năm 1996 Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật mang tên “Communication Decency Act” nhằm bảo vệ các nền tảng mạng xã hội như Twitter, Facebook, YouTobe khỏi các vụ kiện về nội dung, ông Trump nhiều lần bày tỏ quyết tâm phá bỏ điều luật này. Có thể đây là lần đầu tiên trong lịch sử mà các nhà lập pháp thiết kế bộ luật đặc biệt ưu ái dành cho mạng xã hội.
Một người theo xu hướng dân túy như Tổng thống Trump sẽ là không có lợi cho sự bành trướng của mạng xã hội. Đây là lý do mà cả Facebook, YouTobe, Twitter không muốn ông ở lại Nhà trắng.
Gần chục năm trở lại đây, mạng xã hội, đặc biệt là Facebook trở nên khổng lồ không thể kiểm soát, thậm chí thách thức trực tiếp quyền lực chính trị. Màn đánh hội đồng nhằm vào Tổng thống Trump là minh chứng.
Tính trung lập và “bản chất doanh nghiệp” của Facebook bị đặt dấu hỏi. Nếu như Mark Zuckerberg có thể huy động đồng nghiệp để “bịt mồm” đảng Cộng hòa thì một ngày nào đó họ cũng có thể làm ngược lại.
Bản chất người Mỹ vốn thượng tôn tự do cá nhân, bộc lộ chính kiến; diễn tiến nền dân chủ toàn cầu có xu hướng ngày một mở rộng, nên kiểu “trung ương tập quyền” như các mạng xã hội đang hành xử là hiểm họa đối với chính họ.
Bây giờ, nhiều nước như Mỹ, Trung Quốc bắt đầu cảm nhận được “sự nguy hiểm” khi các nền tảng mạng xã hội không còn trung lập như ngày mới ra đời, nó đang manh nha xuất hiện các “đầu sỏ dữ liệu” như Mark, Jack Ma, Jeff Bezos. Lary Page…không ngại khuếch trương quyền lực.
Có thể nói, sự lớn mạnh ngoài sức tưởng tượng của các mạng xã hội là hệ quả của chủ nghĩa tân tự do - chủ nghĩa này không phải là “phát kiến mới”. Hay nói cách khác - nó cho thấy sự luẩn quẩn của mô hình kinh tế tư bản.
Chủ nghĩa tân tự do kinh tế đang bị tuyên chiến. Đảng cộng sản Trung Quốc cho thấy dấu hiệu sẽ “nói chuyện nghiêm túc” với Alibaba, các tiểu bang tại Mỹ và Ủy ban thương mại nước này đã đệ đơn kiện Facebook. Chưa rõ, họ sẽ đối mặt ra sao với bài toán khó này?
Còn tiếp…
Có thể bạn quan tâm
Facebook và cận cảnh AI thống trị nhân loại
06:00, 11/01/2021
Bạo động nước Mỹ: Facebook, Twitter cũng góp phần?
05:00, 08/01/2021
Tuyên bố chiến tranh với Apple, Facebook đặt chân lên con đường diệt vong của chính mình
11:47, 29/12/2020
Các nhãn hàng lớn lại “quay về” với Facebook
05:08, 23/12/2020
Tại sao Apple và Facebook “gây hấn nhau”?
11:00, 22/12/2020
Facebook - Apple choảng nhau, người dùng đứng giữa có no đòn?
14:55, 22/12/2020
Khi Facebook nhái bạn, nghĩa là bạn rất thành công
14:54, 21/12/2020
Facebook trước nguy cơ bị “xé lẻ”
04:00, 20/12/2020