Minh bạch đấu giá đất: Cần rà soát toàn bộ luật có liên quan

Diendandoanhnghiep.vn Câu chuyện hệ lụy sau đấu giá đất trên trời rồi bỏ cọc có thể dễ thấy, song để giải bài toán ngăn chặn các trường hợp tương tự cần sự sửa đổi đồng bộ của nhiều luật liên quan.

>> Rà soát pháp luật: Luật Đấu giá tài sản còn nhiều vướng mắc

Một tháng sau các doanh nghiệp bỏ cọc tại Thủ Thiêm, thị trường vẫn đang chứng kiến những hệ lụy.

Khó chứng minh đấu giá làm nhũng loạn thị trường

Theo ghi nhận của các đơn vị môi giới tại Thủ Thiêm, sóng đất đang tan đi, thị trường trở lại yên tĩnh, người mua cũng nhanh chóng bỏ cọc theo, mọi giao dịch đang rơi vào trạng thái đóng băng.

Thị trường bắt đầu trầm lắng sau "vụ bỏ cọc thế kỷ"

Theo bà Phan Thị Bích Trâm - Chủ tịch HĐQT, CTCP bất động sản Hưng Hưng Thịnh, sau khi 2 doanh nghiệp bỏ cọc, những nhà đầu tư lẻ cũng bỏ cọc theo, người bán dừng bán, người mua dừng mua. Chủ đầu tư các dự án cũng gần như không có động thái mới.

Có thể nói, dù vẫn mang đến nguồn thu hàng nghìn tỷ đồng cho TP HCM, nhưng hệ quả mà vụ đấu giá trên để lại cũng là rất lớn. Về lâu dài, các trường hợp đấu giá “đánh vống” giá đất rồi bỏ cọc sẽ sẽ tác động đến tâm lý giá trị bất động sản, nhiễu loạn thị trường.

Đã có nhiều kiến nghị và nhận định về vụ đấu giá bất thường trên. Tuy nhiên, chia sẻ tại toạ đàm "Chính sách về đấu giá quyền sử dụng đất" do Tạp chí Nhà đầu tư vừa tổ chức, TS. Dương Đăng Huệ - nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự Kinh tế, Bộ Tư pháp cho biết, cần phải khẳng định lại rằng, pháp luật không cấm việc doanh nghiệp bỏ cọc, chấm dứt hợp đồng. Các bên có quyền ký, và có quyền hủy. Hiện tại, theo pháp luật, chúng ta đã có những cơ chế, chế tài để xử lý việc này.

“Tuy nhiên, việc chứng minh là rất khó, gần như không thể làm được. Khi nói đến mặt pháp lý, không thể đưa ra bất kỳ bằng chứng nào được, cũng như việc không thể chứng minh được tính trục lợi. Và nếu thực sự có thể chứng minh được nhà đầu tư gây nhiễu loạn thị trường để trục lợi, thì khi đó, cơ quan quản lý liên quan đến vụ việc cũng phải chịu trách nhiệm” – TS Dương Đăng Huệ cho hay.

Vị chuyên gia cho biết, để giải quyết bài toán trên, trong thời gian sắp tới, cần tăng cường nghiên cứu, đồng thời đẩy mạnh các biện pháp phạt nghiêm khắc hơn về kinh tế. 

“Nếu việc doanh nghiệp mất tiền cọc là không đủ, cần phải bổ sung việc phạt hành chính theo phần trăm trên hợp đồng đã ký, giá đã trúng đấu giá (khoảng 10%). Ngoài vấn đề chế tài xử phạt, một vấn đề nữa mà chúng ta cần lưu ý chính là liệu có xuất hiện hành vi gây nhiễu loạn thị trường để trục lợi hay không” – ông Huệ nói.

Rà soát toàn bộ luật liên quan

Trong khi đó, theo TS. Phan Đức Hiếu, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, vấn đề ở đây không phải chỉ là đấu giá, vấn đề về đầu cơ.

TS Phan Đức Hiếu phân tích thị trường trong cuộc đấu giá cần được bổ sung bởi các thị trường từ tài sản, hợp đồng dân sự,… Thế nào là thị trường? thị trường là giá hợp người mua người bán, mức giá cao không vi phạm pháp luật.

"Luật pháp chưa hoàn chỉnh thì chưa thể phạt nhà đầu tư" - TS. Phan Đức Hiếu, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội

Về tư duy luật pháp, cần nhấn mạnh rằng luật pháp chưa hoàn chỉnh thì chưa thể phạt nhà đầu tư, do vậy cần hoàn chỉnh, hoàn thiện. Hai là, câu chuyện thu hồi đất ruộng rồi đưa ra đấu giá với mức giá cao, dẫn đến câu hỏi về giá thị trường, vậy làm sao để xác định được mức giá khởi điểm phù hợp.

“Rõ ràng để tránh những hệ lụy trên, có 2 điều phải làm: Không thể chỉ chăm chăm vào luật đất đai và đầu tư mà cần sửa đổi đồng bộ, mục tiêu là làm thế nào để nâng cao giá trị sử dụng mảnh đất đó thay vì chỉ nhìn vào mặt tài chính, vượt qua các giá trị về mặt tài chính, mục tiêu thu về là phải tối đa” – ông Hiếu nhấn mạnh.

TS Phan Đức Hiếu cho biết, vấn đề này nằm ở cả Luật Đầu tư và Luật Đấu thầu, cần phải sửa toàn diện các luật có liên quan, đảm bảo giá phản ánh đúng thị trường. Quan trọng nhất ở đây là phải sửa đổi luật liên quan đến quá trình đấu giá, chọn ứng viên tốt nhất. Chỉ luật pháp thôi là không đủ, cần thúc đẩy môi trường, hành vi kinh doanh văn minh, đảm bảo tính trách nhiệm với người tiêu dùng và xã hội.

“Cần xử lý vấn đề này để đảm bảo không có hành vi trục lợi và thời gian tới cần phải rà soát tổng thể cùng các luật có liên quan” – ông Hiếu nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Minh bạch đấu giá đất: Cần rà soát toàn bộ luật có liên quan tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713925512 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713925512 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10