Mô hình phát triển nào cho Đồng bằng Sông Cửu Long?

Diendandoanhnghiep.vn Đồng bằng Sông Cửu Long đang nắm giữ cơ hội lớn trong thu hút các nguồn lực đầu tư. Đây là cơ hội mang tính "thiên thời", khi chúng ta xây dựng quy hoạch vùng.

Nhưng cũng như cả nước, ĐBSCL đang gặp phải ba nút thắt quan trọng trong quá trình phát triển.

 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những giải pháp của kinh tế Đồng bằng Sông Cửu Long. (Sinh viên Trường Cao đẳng nghề tỉnh Long An tại Phòng thí nghiệm Thủy lực. Ảnh: Cương Quyết)

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những giải pháp của kinh tế Đồng bằng Sông Cửu Long. (Sinh viên Trường Cao đẳng nghề tỉnh Long An tại Phòng thí nghiệm Thủy lực. Ảnh: Cương Quyết)

Hạ tầng cứng chưa thông suốt

Nút thắt đầu tiên, quan trọng nhất cản trở sự phát triển kinh tế của tất cả các tỉnh cũng như toàn vùng ĐBSCL nằm ở kết cấu hạ tầng (số lượng, chất lượng, và tính đồng bộ), đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông. Vì vậy, thay bằng việc mỗi tỉnh đơn phương vận động để xin trung ương sân bay hay cảng nước sâu cho riêng mình thì cả 13 tỉnh - thành phố ĐBSCL cần đồng lòng, hợp tác kiến nghị trung ương xây dựng bằng được hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông thông suốt, đồng bộ, chất lượng để kết nối với nhau và với vùng Đông Nam Bộ. Phát triển trục đường cao tốc nối liền thành phố HCM cho đến tận Cà Mau cần phải trở thành ưu tiên chiến lược hàng đầu của toàn Vùng trong thời gian tới.

Kết cấu hạ tầng của ĐBSCL còn yếu kém là do không được đầu tư đúng mức trong một thời gian dài. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết là do thiếu đầu tư của trung ương như quan niệm phổ biến hiện nay. Thực tế là trung ương đã chi rất nhiều tiền để đầu tư vào các dự án khổng lồ như các đại dự án thủy lợi chuyển nước ngọt từ sông Hậu đến Quản Lộ - Phụng Hiệp, hệ thống đê bao ngăn lũ, hệ thống cống đập ngăn mặn, và gần đây là nhiều nhà máy nhiệt điện than... Nếu những khoản đầu tư này được cân nhắc một cách thấu đáo hơn, ưu tiên cho cơ sở hạ tầng giao thông trọng yếu của toàn Vùng như các tuyến đường cao tốc, đường liên tỉnh và các cây cầu huyết mạch, hay hệ thống giao thông kết nối từ vùng sản xuất đến đường quốc lộ, thì đến nay Đồng bằng sông Cửu Long đã có một hệ thống đường bộ phát triển, kết nối hiệu quả với TP HCM và vùng Đông Nam Bộ.

Nhân lực chưa “tinh hoa”

Nút thắt phát triển thứ hai ở ĐBSCL là nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quyết định mức sống và trình độ phát triển trong dài hạn của mỗi cá nhân, của từng địa phương và của cả quốc gia. Là vùng trũng trong cả nước về giáo dục và đào tạo, mô hình phát triển mới của ĐBSCL phải tìm cách tháo gỡ nút thắt quan trọng này bằng cách thiết kế chính sách tạo động cơ đi học, khắc phục tư duy ngắn hạn và việc theo đuổi lợi ích trước mắt khiến các gia đình cho con cái bỏ học sớm từ cấp THCS và PTTH. Suy đến cùng, động cơ này chủ yếu phụ thuộc vào khả năng tạo lập cơ hội việc làm để người dân thấy rõ lợi ích của kiến thức và kỹ năng, từ đó có động cơ mạnh mẽ để theo đuổi việc học tập, phát triển kỹ năng, nhờ đó tạo sức ép từ phía cầu để kích thích hệ thống giáo dục – đào tạo phát triển theo hướng liên kết với các doanh nghiệp và gắn kết với thị trường lao động.

Sau khi hoàn thành, cao tốc Bến Lức - Long Thành - Dầu Giây sẽ kết nối tuyến phía Đông của ĐBSCL với TPHCM. Ảnh: HÀM LUÔNG

Sau khi hoàn thành, cao tốc Bến Lức - Long Thành - Dầu Giây sẽ kết nối tuyến phía Đông của ĐBSCL với TPHCM. Ảnh: HÀM LUÔNG

Cơ chế chính sách chưa... “trúng”

Cơ chế - chính sách là nút thắt thứ ba cản trở sự phát triển của ĐBSCL. Chúng tôi đã phân tích và đưa ra nhiều khuyến nghị để tháo gỡ cơ chế - chính sách cho ĐBSCL phát triển, ở đây chỉ điểm lại ba khuyến nghị về đất, về nước, và về cơ chế điều phối vùng. Về đất, chính sách đất đai cần được thiết kế lại theo hướng tạo thị trường đất linh hoạt hơn, tăng khả năng chuyển dịch đất nông nghiệp trong phạm vi các lĩnh vực và đối tượng sản xuất nông nghiệp sao cho đất nông nghiệp có thể được sử dụnghiệu quả nhất. Về nước, coi tất cả các nguồn nước – nước ngọt, nước mặn, nước lợ, nước ngầm, nước mặt ... – đều là tài nguyên quý báu để có chính sách quản lý, sử dụng, bảo vệ một cách phù hợp. Cần nói thêm rằng chỉ trên cơ sở bảo vệ được tài nguyên đất và nước thì ĐBSCL mới có thể gìn giữ không gian sinh tồn của mình, nhờ đó phát triển cộng đồng và bảo tồn văn hóa và tôn giáo truyền thống hết sức đặc sắc của vùng.

Một trụ cột không thể thiếu được trong mô hình phát triển mới của ĐBSCL là cơ chế hợp tác và điều phối Vùng hiệu lực và hiệu quả thay cho những cơ chế mang nặng tính hình thức và không có tác dụng hiện nay. Để giải quyết thách thức chung của toàn vùng, nhất thiết phải có một cơ chế điều phối vùng thật sự hiệu lực và hiệu quả.

Từ góc độ quản trị, việc các nguồn lực kinh tế bị phân tán – hệ quả của công tác phân bổ ngân sách và quy hoạch có tính phân mảnh – đã ngăn cản hoạt động điều phối và liên kết vùng. Bên cạnh đó, trong khi quy hoạch hay chiến lược tổng thể vùng rõ ràng là mang tính khu vực, nhưng việc thực hiện nó chủ yếu ở cấp tỉnh và do vậy phụ thuộc vào hệ thống thể chế và quản trị hiện tại cũng như các khuyến khích đi kèm của nó.

ĐBSCL đang đứng trước ngưỡng tới hạn của mô hình phát triển cũ. Nếu mô hình này – bao gồm cả chính sách của nhà nước và tập quán của người dân và doanh nghiệp – không thay đổi, thì tụt hậu là điều không thể tránh khỏi và sự tan rã của Đồng bằng sông Cửu Long chỉ là vấn đề thời gian. Ngược lại, nếu đủ dũng khí và trí tuệ để chuyển sang mô hình phát triển mới, những thách thức hiện nay sẽ trở thành cơ hội to lớn để Đồng bằng sông Cửu Long tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững, từ đó mở ra một tương lai xán lạn cho hơn 17 triệu đồng bào cũng như những thế hệ con cháu chúng ta sau này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mô hình phát triển nào cho Đồng bằng Sông Cửu Long? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714095465 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714095465 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10