“Muôn nẻo đường” tăng vốn

LÊ MỸ 22/04/2022 04:50

Trong bối cảnh vốn tín dụng và phát hành trái phiếu bị siết chặt hơn, nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh phát hành cổ phiếu.

Mùa ĐHĐCĐ năm nay được dự báo sẽ tiếp tục xu hướng các doanh nghiệp đua nhau tăng vốn, đặc biệt trong nhóm địa ốc.

Năm 2021, An Gia mua quỹ đất 3,2 hecta ở Bình Chánh và sẵn sàng phát triển dự án trong năm sau. Sắp tới, công ty sẽ hoàn tất đàm phán mua 30-50 hecta quỹ đất thấp tầng. Để bổ sung vốn phục vụ kế hoạch mua dự án, công ty trình cổ đông thông qua phương án phát hành trái phiếu không chuyển đổi trị giá 1.000 tỷ đồng. Ảnh: AGG

Năm 2021, An Gia mua quỹ đất 3,2 hecta ở Bình Chánh và sẵn sàng phát triển dự án trong năm sau. Sắp tới, công ty sẽ hoàn tất đàm phán mua 30-50 hecta quỹ đất thấp tầng. Để bổ sung vốn phục vụ kế hoạch mua dự án, công ty trình cổ đông thông qua phương án phát hành trái phiếu không chuyển đổi trị giá 1.000 tỷ đồng. Ảnh: AGG

>> Áp lực đáo hạn trái phiếu, nhóm bất động sản niêm yết có khả năng trả nợ?

Địa ốc đua phát hành

Tại ĐHCĐ mới đây, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (HoSE: AGG) đã thông qua kế hoạch phát hành thêm 13,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 và phát hành theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP). Ngoài ra, công ty cũng lên kế hoạch huy động thêm 1.000 tỷ đồng từ việc bán trái phiếu không chuyển đổi.

Hay như Novaland cũng đã dự trình kế hoạch phát hành 193.042.132 cổ phiếu để trả cổ tức 2021 cho cổ đông, tỷ lệ 10%, từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến hết ngày 31/12/2021; đồng thời dự trình phê duyệt phương án phát hành cổ phiếu ESOP để tăng vốn.

Trong khi đó Nam Long Group cũng dự trình phát hành cổ phiếu theo chính sách ESG; BCG muốn chào bán 60 triệu cổ phiếu riêng lẻ bổ sung vốn cho BCG Land để thực hiện các giao dịch liên quan đến các dự án bất động sản bao gồm nhưng không giới hạn việc mua bán, sáp nhập, đầu tư liên doanh liên kết…

>> Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đảm bảo ổn định thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp

Nỗi lo pha loãng

M&A tăng quỹ đất và phát triển dự án đều cần vốn. Đây là bài toán lớn của các công ty địa ốc. Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, các công ty địa ốc đã có lời giải cho điều này những năm qua thông qua nhiều nguồn, trong đó chủ chốt là phát hành trái phiếu doanh nghiệp, với sự hỗ trợ của các ngân hàng.

Khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị siết chặt, ngân hàng không dễ dàng tài trợ đầu tư trái phiếu, nhà đầu tư cá nhân sẽ cẩn trọng với trái phiếu sau vụ Tân Hoàng Minh… thì việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu riêng lẻ sẽ không dễ dàng như trước. Vì vậy, tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu, với thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển hoặc các quỹ khác, nếu có, hoặc lợi nhuận chưa phân phối, hoặc qua trái phiếu chào bán ra công chúng... được dự báo là công cụ tạo vốn phổ biến tới đây của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ phải lưu ý giữa tăng vốn với pha loãng tỷ lệ sở hữu cổ phần và pha loãng lợi ích kinh tế. Trong đó, có trường hợp nhóm cổ đông cũ có thể sẽ bị thiệt vì lợi ích kinh tế và cũng đã có trường hợp dưới áp lực tăng vốn, nhiều doanh nghiệp đã chấp nhận chiến lược “cáo gửi chân” từ các đối tác mới, dẫn đến nguy cơ bị thâu tóm. CTD đã phải chấp nhận thay máu cổ đông sau một quá trình mở rộng vốn, là ví dụ.

Có thể bạn quan tâm

  • Ngân hàng nào trong nhóm Big4 còn dư địa tăng vốn điều lệ?

    Ngân hàng nào trong nhóm Big4 còn dư địa tăng vốn điều lệ?

    05:30, 25/03/2022

  • Tăng vốn điều lệ

    Tăng vốn điều lệ "khủng", cổ phiếu chứng khoán vẫn kỳ vọng tăng nhiệt

    11:30, 21/03/2022

  • Phát hành thành công 148 triệu cổ phiếu, Bamboo Capital tăng vốn điều lệ lên hơn 49%

    Phát hành thành công 148 triệu cổ phiếu, Bamboo Capital tăng vốn điều lệ lên hơn 49%

    04:00, 21/01/2022

  • Tăng vốn điều lệ, ngân hàng nào sẽ dẫn đầu?

    Tăng vốn điều lệ, ngân hàng nào sẽ dẫn đầu?

    05:24, 13/12/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Muôn nẻo đường” tăng vốn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO