Mỹ trở lại CPTPP vì Trung Quốc?

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 26/07/2020 05:03

Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, Thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố Trung Quốc tích cực và cởi mở với việc tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Sự quan tâm của Trung Quốc đối với CPTPP càng tạo thêm động lực đối với Mỹ làm như vậy.

br class=

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại cuộc gặp báo giới: “Trung Quốc giữ thái độ tích cực, cởi mở với CPTPP”.

Nước cờ mới của Bắc Kinh

Khi đàm phán TPP- tiền thân của CPTPP, Washington đã bỏ qua Trung Quốc, khi đó giới chức Bắc Kinh nhìn nhận Hiệp định này là “chiến lược mới của Mỹ” nhằm kiềm chế Trung Quốc. Nhưng quan điểm này bắt đầu thay đổi khi ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ.

Đến nay chưa có thông tin chính thức nào giải thích vì sao Mỹ không muốn là thành viên của CPTPP. Nhưng Trung Quốc thì khác, họ đã tiếp cận một số nước thành viên CPTPP để tìm hiểu về thỏa thuận cũng như quan điểm của các nước này nếu Trung Quốc xin gia nhập.

Trước hết, không có Mỹ trong CPTPP sẽ là cơ hội để Bắc Kinh dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm lợi ích, hay nói cách khác Trung Quốc sẽ có thêm công cụ để hội nhập và nâng tầm quan hệ với các nước trong khu vực.
Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay Trung Quốc đang bị Mỹ gây áp lực ở tất cả lĩnh vực, thì việc có thêm đồng minh thương mại là cách để giảm sức ép thuế quan từ phía Mỹ.

CPTPP là khu vực tự do thương mại có quy mô 500 triệu dân, chiếm 13% GDP toàn cầu, với những điều khoản quy định về thị trường, thương mại, hải quan, đầu tư, minh bạch hóa, chống tham nhũng,… sẽ là cơ hội để Trung Quốc thực hiện cải cách nội bộ, tạo ra tham chiếu để sửa đổi hệ thống luật pháp, giống như việc họ từng làm khi gia nhập WTO.

Mỹ rút khỏi TPP, Trung Quốc nhảy vào CPTPP là hàm ý chính trị căn bản mà Bắc Kinh muốn phản pháo rằng, người Mỹ đang theo đuổi chủ nghĩa dân tộc “nước Mỹ trên hết”, trong khi Trung Quốc thể hiện mình luôn ủng hộ thương mại tự do.

Kế “điệu hổ ly sơn” của Mỹ?

Khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc là nguyên nhân chính gây ra căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Trong đó, thị trường tài chính vẫn là một bí ẩn sau 18 năm Trung Quốc gia nhập WTO, thị trường này hoàn toàn bị “bao sân” bởi các doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc, khiến Mỹ không hài lòng.

Washington cũng từng nhất trí để Trung Quốc tham gia TPP nếu như đáp ứng được các điều kiện theo thỏa thuận. Như vậy, trước sau gì Mỹ vẫn muốn lôi kéo Trung Quốc ra khỏi tư tưởng bảo hộ, ràng buộc bằng luật chơi được cho là minh bạch.

Nếu được chấp thuận làm thành viên của CPTPP, Trung Quốc sẽ phải mở rộng cửa thị trường tài chính, sở hữu trí tuệ, hợp đồng tương lai, môi giới và quỹ tương hỗ. Nhưng như vậy, rất có thể Bắc Kinh lại rơi vào cái bẫy mà Washington giăng sẵn- luôn tìm kiếm bằng chứng về sự thiếu minh bạch của doanh nghiệp Trung Quốc.

Theo Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (Mỹ), Trung Quốc sẽ hưởng lợi rất lớn nếu tham gia CPTPP. Với CPTPP, các nước thành viên sẽ đóng góp vào thu nhập toàn cầu 150 tỷ USD/năm, con số này tăng gấp 4 lần nếu có Trung Quốc.

Từ sau khi rút khỏi TPP, Tổng thống Trump đã ít nhất một lần chỉ đạo các cố vấn thương mại của ông cân nhắc khả năng tái khởi động đàm phán để tham gia Hiệp định này. Do đó, việc Bắc Kinh có ý định tham gia CPTPP sẽ tạo động lực cho Mỹ quay lại Hiệp định này.

Những gì Mỹ thực hiện để kìm tỏa Trung Quốc hiện nay là “phương pháp can dự”, đặc biệt tại Châu Á-Thái Bình Dương. Rất “không bình thường” nếu như CPTPP có Trung Quốc mà không có Mỹ. 

Có thể bạn quan tâm

  • CPTPP và RCEP có "vá" được thương chiến Mỹ-Trung?

    12:00, 01/07/2020

  • Thông tư quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP được sửa đổi, bổ sung

    16:23, 31/03/2020

  • CPTPP: Kỳ vọng nhiều, làm chưa được bao nhiêu

    11:05, 27/02/2020

  • Nhìn lại sau một năm thực thi CPTPP để hướng đến EVFTA

    14:00, 21/02/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Mỹ trở lại CPTPP vì Trung Quốc?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO