Mỹ ứng phó thế nào với vòng xoáy lạm phát?

Diendandoanhnghiep.vn Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của Mỹ đã tăng vọt lên 9,1%- mức cao nhất trong 41 năm qua, khiến người dân, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

CPI) tháng 6 của Mỹ đã tăng vọt lên 9,1%- mức cao nhất trong 41 năm qua

Người tiêu dùng Mỹ đang có xu thặt chặt chi tiêu do lạm phát tăng mạnh.

>> Lạm phát Mỹ tăng vọt, giá vàng tuần tới sẽ ra sao?

Đại dịch COVID-19 khiến nền kinh tế Mỹ đình trệ, doanh nghiệp đóng cửa và hàng triệu người thất nghiệp. Trước bối cảnh này, Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) đã điều chỉnh lãi suất xuống mức gần bằng 0. Ngoài ra, chính phủ Mỹ đã chi hàng nghìn tỷ USD cho các biện pháp kích cầu.

Khi nền kinh tế mở cửa trở lại, nhu cầu sản phẩm và dịch vụ tăng mạnh, người dân Mỹ chi tiêu phóng khoáng sau khoảng thời gian giãn cách. Điều này cộng với việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, cùng tác động của chiến sự Nga- Ukraine khiến giá thành nhiều hàng hóa tăng vọt. Và theo ông Brent Meyer, cố vấn chính sách và nhà nghiên cứu kinh tế tại Cục Dự trữ Liên bang Atlanta, những tác động nói trên chưa có dấu hiệu dừng lại.

Trước thực trạng trên, FED đã nhiều lần tăng lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, lạm phát của Mỹ tăng mạnh chủ yếu do chi phí đẩy, chứ không phải do tiền tệ, nên khả năng kiềm chế của FED có hạn, nhất là khi giá thực phẩm và năng lượng tăng mạnh như hiện nay.

“FED đang nằm trong thế khó, bởi động lực khiến lạm phát tăng cao là các mặt hàng thực phẩm và năng lượng, nhưng chúng không nằm trong tầm kiểm soát của FED”, ông Brent Meyer nhấn mạnh.

Mỹ đo lường lạm phát theo hai cách: Lạm phát toàn phần và lạm phát cơ bản. Lạm phát toàn phần tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái- mức cao nhất trong 41 năm qua, trong khi lạm phát cơ bản, không bao gồm năng lượng và lương thực, chỉ tăng 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Gần đây, giá dầu đã giảm sau khi tăng vọt dưới tác động của chiến sự Nga- Ukraine. Giá dầu thô nhẹ ngọt giao tại Mỹ đã giảm từ 122,11 USD/ thùng vào tháng 6 xuống còn 95,78 USD vào giữa tháng 7. Tuy nhiên, kể cả khi xăng dầu có dấu hiệu hạ nhiệt, hàng triệu hộ gia đình Mỹ vẫn sẽ chật vật để cân bằng chi tiêu đời sống hàng ngày.

>> Lạm phát toàn cầu đã đạt đỉnh?

“Những người có thu nhập thấp đến trung bình vẫn gặp nhiều khó khăn do chi phí sinh hoạt tăng cao. Vấn đề đặt ra hiện nay là khi nào tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng tới mức các hộ gia đình rút lại các khoản chi tiêu cần thiết?. Nếu chi tiêu tiêu dùng suy giảm mạnh, cộng với áp lực lạm phát tăng cao, có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái”, ông Meyer cho biết.

CPI) tháng 6 của Mỹ đã tăng vọt lên 9,1%- mức cao nhất trong 41 năm qua,

CPI tháng 6 của Mỹ đã tăng vọt lên 9,1%- mức cao nhất trong 41 năm qua.

Một cuộc khảo sát gần đây của hãng tin Bloomberg đối với các nhà kinh tế cho thấy, nguy cơ Mỹ suy thoái trong năm tới là 47,5%, tăng so với mức chỉ 30% hồi tháng 6 vừa qua.

Tuy nhiều, nhiều chuyên gia phân tích thị trường tin rằng, cuộc suy thoái kinh tế, nếu xảy ra, sẽ không quá nghiêm trọng. Ông Peter Essele, quản lý đầu tư tại Commonwealth Financial Network cho rằng, nếu cuộc suy thoái kinh tế Mỹ xảy ra, sẽ giống như bong bóng dot-com (cuộc suy thoái trong giai đoạn 2000–2001 với sự sụp đổ của cổ phiếu internet), chứ không phải là cuộc suy thoái năm 2008.

Ông Sangeeta Pratap, Giáo sư kinh tế tại Đại học Hunter, bày tỏ quan điểm lạc quan, rằng FED và các cơ quan chức năng của chính phủ Mỹ sẽ có chính sách để giữ nền kinh tế ổn định trở lại.

“Mỹ sẽ phải đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng sang năng lượng sạch một cách nghiêm túc hơn nhằm tránh tác động của khủng hoảng năng lượng hóa thạch”, ông Sangteeta Pretap nhấn mạnh.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi năng lượng là chiến lược dài hạn, còn trong ngắn hạn Mỹ vẫn cần cảnh giác cao độ. Bởi lạm phát càng tăng cao và kéo dài, các doanh nghiệp có thể sẽ tiếp tục tăng giá sản phẩm và dịch vụ, khiến lạm phát sẽ vượt xa khỏi tầm kiểm soát, gây khó khăn hơn cho các nhà hoạch định chính sách. Nói cách khác, khi không kiềm chế được lạm phát, thu nhập của các hộ gia đình sẽ không đủ chi tiêu, và họ yêu cầu mức lương cao hơn, dẫn tới việc tăng chi phí cho doanh nghiệp và giá cả cho người tiêu dùng. Vòng luẩn quẩn đó sẽ khiến kinh tế Mỹ càng khó khăn hơn.

“Nếu không sớm tìm kiếm giải pháp kiềm chế lạm phát, Mỹ sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn về tiền lương và giá cả. Mọi thứ trở nên mất kiểm soát và nền kinh tế sẽ suy thoái nghiêm trọng”, ông Meyer cảnh báo.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mỹ ứng phó thế nào với vòng xoáy lạm phát? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714021797 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714021797 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10