Nam Định: Đột phá trong cung cấp dịch vụ số công trực tuyến

MINH HUỆ 15/06/2023 00:06

Thời gian qua, tỉnh Nam Định đã đạt được nhiều kết quả mang tính đột phá trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) như: hoàn thành cung cấp 100% DVCTT mức độ 4 trên Cổng cung cấp DVCTT.

>>>Nam Định: Thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện

Đột phá dịch vụ công

Theo Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT): Thời gian qua, tỉnh đã hoàn thành việc kết nối và đưa vào sử dụng dịch vụ xác thực thông tin công dân từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Từ tháng 7/2021, tỉnh đã hoàn thành việc kết nối, tích hợp cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính đối với hộ gia đình, cá nhân trong thực hiện giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) về đất đai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, đưa tỉnh ta trở thành tỉnh đầu tiên trong cả nước thực hiện việc kết nối này.

Kết quả này thể hiện sự nỗ lực không ngừng của Sở TTTT và các ngành, địa phương liên quan mang lại sự thuận tiện, nhanh chóng cho người dân, doanh nghiệp trong cung cấp DVCTT

Thời gian qua, tỉnh Nam Định đã đạt được nhiều kết quả mang tính đột phá trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) như: hoàn thành cung cấp 100% DVCTT mức độ 4 trên Cổng cung cấp DVCTT

Thời gian qua, tỉnh Nam Định đã đạt được nhiều kết quả mang tính đột phá trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) như: hoàn thành cung cấp 100% DVCTT mức độ 4 trên Cổng cung cấp DVCTT (ảnh minh họa)

Thực hiện chỉ đạo của tỉnh trên cơ sở nền tảng công nghệ thông tin sẵn có của tỉnh, Sở TTTT đã yêu cầu các đơn vị viễn thông hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin đưa ra các giải pháp kỹ thuật khung cho DVCTT đối với từng lĩnh vực sao cho vừa chính xác, vừa có tính tùy biến cao, dễ sử dụng, phù hợp với điều kiện địa phương.

Sở TTTT chủ động hỗ trợ các sở, ngành, địa phương hoàn thành cung cấp DVCTT mức 4 thông qua việc tái cấu trúc quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa TTHC làm cơ sở xây dựng dữ liệu và hoàn thiện DVCTT để tích hợp, cung cấp trên Cổng cung cấp DVCTT của tỉnh. Các lĩnh vực được ưu tiên tập trung như: Tư pháp, giao thông vận tải, đầu tư, xúc tiến thương mại, tài nguyên môi trường, lao động việc làm, y tế, công thương…

Đồng thời kết nối với các ngân hàng hoàn thiện biên lai, hóa đơn điện tử cho các Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC cấp xã. Sở TTTT phối hợp với Cục Kiểm soát TTHC - Văn phòng Chính phủ và Cục Tin học hóa - Bộ TTTT để hoàn thiện kết nối các trung gian thanh toán vào Cổng cung cấp DVCTT của tỉnh để hỗ trợ tốt nhất người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện giải quyết TTHC qua DVCTT mức độ 4.

Vũ Trọng Quế - Giám đốc Sở TTTT cho biết: Bước đột phá trong xây dựng DVCTT để Nam Định có thể hoàn thành vượt mức chỉ tiêu cung cấp DVCTT mức 4 trong thời gian ngắn đó là: sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của UBND tỉnh, quyết tâm cao của người đứng đầu các sở, ngành, địa phương và đội ngũ cán bộ, công chức. Nền tảng công nghệ thông tin của tỉnh được triển khai đồng bộ với nhiều ứng dụng của tỉnh như hệ thống quản lý văn bản, hệ thống một cửa điện tử, chữ ký số… nên việc triển khai DVCTT thuận tiện, luôn sẵn sàng ở mức cao nhất và đáp ứng đối với các yêu cầu kết nối, các API kết nối mà các nền tảng, phần mềm khác yêu cầu.

Thời gian tới, Sở TTTT tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp biết, sử dụng DVCTT nhiều hơn, góp phần tiết kiệm chi phí xã hội, giảm áp lực công việc cho bộ máy Nhà nước và góp phần thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ vừa phát triển kinh tế vừa hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, Sở TTTT tăng cường công tác đảm bảo an ninh an toàn thông tin cho hệ thống Cổng dịch vụ công của tỉnh, tránh để xảy ra lộ lọt thông tin, mất an toàn trong giao dịch trực trực tuyến.

Nam Định đột phá trong cung cấp dịch vụ số công trực tuyến (ảnh báo Nam Đinh)

Nam Định đột phá trong cung cấp dịch vụ số công trực tuyến (ảnh báo Nam Định)

Đồng thời, sẵn sàng về mặt kỹ thuật để kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác giúp việc xác thực người dùng, giảm các giấy tờ không cần thiết, góp phần rút ngắn thời gian giải quyết dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp

Đến mở rộng thanh toán số dịch vụ công trực tuyến

Để phục vụ chuyển đổi số quốc gia, Nam Định mở rộng dịch vụ công trực tuyến thiết yếu đang được Nam Định tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Theo lãnh đạo Kho bạc Nhà nước: Thực hiện chỉ đạo của Kho bạc Nhà nước (KBNN) về việc triển khai diện rộng chương trình thanh toán tự động tiền điện, nước, viễn thông theo văn bản ủy quyền của đơn vị sử dụng ngân sách, KBNN Nam Định đã triển khai quyết liệt, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn để chương trình nhanh chóng được triển khai trong thực tế, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng ngân sách.

Trên cơ sở đó, KBNN ký 2 văn bản với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) về thanh toán tự động khoản chi điện, nước của đơn vị sử dụng ngân sách và Tổng Công ty dịch vụ viễn thông (VNPT Vinaphone) về thanh toán tự động khoản chi cước dịch vụ viễn thông của đơn vị sử dụng ngân sách.

Qua đó hệ thống KBNN thực hiện nâng cấp bổ sung Cổng trao đổi dữ liệu (https://vst.mof.gov.vn) trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, bổ sung thêm tiện ích cho đơn vị sử dụng ngân sách. Đáp ứng Quy trình thanh toán tự động điện, nước, viễn thông theo văn bản ủy quyền của đơn vị sử dụng ngân sách. Đây là quy trình tự động hóa đầu tiên trong hệ thống KBNN, đánh dấu sự chuyển đổi mạnh mẽ của KBNN trong tiến trình xây dựng Kho bạc số. 

Theo Hoàng Đức Hồng - Phó Trưởng phòng Kế toán Nhà nước cho biết: Thay vì hàng tháng đơn vị sử dụng ngân sách phải tự đi thanh toán các khoản chi điện, nước, dịch vụ viễn thông như trước đây thì nay chỉ cần ký văn bản ủy quyền thanh toán tự động cho KBNN một lần duy nhất, hàng tháng các đơn vị không phải gửi yêu cầu thanh toán đối với các khoản chi này qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của KBNN.

Trên cơ sở bảng kê sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ gửi đến vào các ngày định kỳ theo thỏa thuận ký kết, KBNN Nam Định sẽ tiếp nhận bảng kê và tự động trích tài khoản của đơn vị sử dụng ngân sách (nếu đủ số dư) để thanh toán cho nhà cung cấp dịch vụ và gửi giấy báo nợ cho đơn vị sử dụng ngân sách theo đúng quy trình quy định. Trường hợp tài khoản của đơn vị sử dụng ngân sách không đủ số dư hoặc hết hiệu lực, KBNN gửi thông báo kết quả tự động thanh toán để thông báo cho đơn vị sử dụng ngân sách được biết. Toàn bộ quy trình được thực hiện hoàn toàn tự động trên hệ thống. Như vậy, đơn vị sử dụng ngân sách giảm thiểu được chi phí, thời gian. 

Công chức KBNN tiết kiệm được thời gian xử lý công việc; áp lực thanh toán khoảng 4.200 giao dịch cho các dịch vụ của đơn vị sử dụng ngân sách vào đầu tháng cũng được giảm tải. Các nhà cung cấp dịch vụ tiết kiệm được chi phí và thời gian tổ chức thu tiền.

Khi thực hiện thanh toán tự động, mọi vấn đề liên quan đến quá trình thanh toán tự động đều được cụ thể, rõ ràng, minh bạch góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, uy tín của các đơn vị sử dụng NSNN.

Để phục vụ chuyển đổi số quốc gia, Nam Định mở rộng dịch vụ công trực tuyến thiết yếu đang được Nam Định tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia (ảnh minh họa)

Để phục vụ chuyển đổi số quốc gia, Nam Định mở rộng dịch vụ công trực tuyến thiết yếu đang được Nam Định tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia (ảnh minh họa)

Việc tự động trích nợ tài khoản của các đơn vị sử dụng ngân sách để chuyển trả cho các nhà cung cấp dịch vụ sẽ giúp các khoản chi được thanh toán kịp thời, nhà cung cấp không cần chờ đợi đơn vị lập chứng từ, gửi KBNN thực hiện thanh toán như trước đây.

Ngoài ra, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của nhà cung cấp sẽ được đảm bảo thông suốt, gia tăng hiệu quả sử dụng vốn, không tốn kém chi phí cho quá trình theo dõi công nợ, đôn đốc thanh toán… là lợi ích mà KBNN mang lại cho các nhà cung cấp dịch vụ.

Việc triển khai dịch vụ thanh toán tự động các khoản chi điện, nước, dịch vụ viễn thông là một bước quan trọng trong thực hiện mục tiêu xây dựng Kho Bạc số theo Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây cũng là mở đầu quan trọng cho việc mở rộng các hình thức thanh toán chủ động, tự động trong tương lai, làm thay đổi diện mạo của KBNN, chuyển dần từ mô hình quản lý sang mô hình phục vụ và có sự tham gia, quan tâm thực hiện của các đơn vị sử dụng ngân sách.

Theo lãnh dạo tỉnh Nam Định: Thời gian tới, tỉnh tiếp tục nghiên cứu, nâng cấp, hoàn thiện phần mềm, hạ tầng thiết bị, đảm bảo dự phòng, bố trí nguồn lực để thực hiện giám sát, quản trị vận hành, bảo trì hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả cao. Tập trung nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ số công trực tuyến với mục tiêu hướng đến nền hành chính phục vụ, lấy người dân và doanh nghiệp làm trọng tâm, hiện đại hóa quy trình nghiệp vụ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, an toàn và hiệu quả. 

Có thể bạn quan tâm

  • Nam Định: Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực công nghệ số

    Nam Định: Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực công nghệ số

    00:10, 13/06/2023

  • Nam Định: Doanh nghiệp dệt may nỗ lực ứng phó khan hiếm đơn hàng

    Nam Định: Doanh nghiệp dệt may nỗ lực ứng phó khan hiếm đơn hàng

    03:30, 10/06/2023

  • Nam Định:

    Nam Định: "Đánh thức" tiềm năng phát triển du lịch biển

    02:00, 07/06/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nam Định: Đột phá trong cung cấp dịch vụ số công trực tuyến
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO