Chuyển đổi kinh doanh sang các nền tảng số là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu.
>>COVID-19 là tác nhân đẩy nhanh thương mại điện tử
Ông Bùi Huy Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) nhấn mạnh tại Hội nghị “Nâng cao năng lực sản xuất và quảng bá sản phẩm thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới”, vừa diễn ra gần đây.
Theo ông Bùi Huy Hoàng, cùng với cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số đang ngày càng trở nên phổ biến.
“Đây cũng được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới”, ông Bùi Huy Hoàng nói.
>>Quản lý dòng tiền với thuế thương mại điện tử
>>Lazada vượt qua "kỳ ngủ đông" của thương mại điện tử
Tuy nhiên, ông Bùi Huy Hoàng đánh giá tại Việt Nam đối với doanh nghiệp xuất khẩu, thương mại điện tử xuyên biên giới còn khá mới mẻ với nhiều quy trình, quy định phức tạp về mặt pháp lý, thủ tục và tài chính của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu và các nền tảng thương mại điện tử quốc tế.
Còn theo Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội (Hanoisme) Mạc Quốc Anh, thương mại điện tử xuyên biên giới không những tạo cơ hội cho doanh nghiệp nâng cao doanh số bán hàng, mà qua đó còn tìm kiếm mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt, tiết giảm chi phí, tối ưu nguồn lực để tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời có thể chủ động xây dựng thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp.
Thông qua việc tham dự Chương trình, các doanh nghiệp được trang bị kiến thức chuyên ngành về xuất khẩu, cập nhật về chính sách, kỹ năng triển khai thương mại điện tử xuyên biên giới, nắm bắt thông tin thị trường. Từ đó, giúp xây dựng danh mục sản phẩm chủ lực, như nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp SME Việt Nam vận hành và trên sàn thương mại điện tử Amazon, Chương trình “Xuất khẩu B2C cho doanh nghiệp sản xuất địa phương và hướng dẫn vận hành qua Sàn thương mại điện tử Shopee quốc tế (Shopee International Platform)”.
Bà Nguyễn Hoàng Việt Trang, Quản lý tài khoản cấp cao Amazon Global Selling Việt Nam chia sẻ, thương mại điện tử là phương thức nhanh chóng và thuận tiện giúp doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với khách hàng toàn cầu với thương hiệu sản phẩm của chính doanh nghiệp.
Đối với Chương trình “Xuất khẩu B2C cho doanh nghiệp sản xuất địa phương qua nền tảng Shopee International Platform”, đây là nền tảng xuất khẩu của Shopee với chương trình bán hàng toàn cầu cho phép doanh nghiệp, người bán trong nước mở rộng hoạt động kinh doanh của họ ở các thị trường quốc tế một cách thuận tiện và dễ dàng thông qua sàn thương mại điện tử Shopee.
Trước tiên là xuất khẩu sang các thị trường Singapore, Malaysia, Philippines và thị trường Đài Loan. Theo số liệu Shopee tổng hợp cho đến tháng 8/2022, chương trình đã đạt được những kết quả nhất định khi có hơn 300.000 người bán đồng hành từ Việt Nam với hơn 9 triệu sản phẩm đủ điều kiện xuất khẩu và Việt Nam trở thành thị trường lớn xuất khẩu thứ 2 trên nền tảng Shopee quốc tế.
Chia sẻ kinh nghiệm phát triển mảng bán hàng trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử quốc tế Amazon, ông Vũ Thanh Hải, Giám đốc kinh doanh toàn quốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunhouse cho biết, việc nghiên cứu chi tiết thị trường nhập khẩu là rất quan trọng trước khi đẩy mạnh xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới mà các doanh nghiệp không nên bỏ qua.
“Trên tổng số hàng trăm sản phẩm hiện có của Công ty, Sunhouse đã mất khoảng 5 tháng nghiên cứu thị trường đồng thời chỉ chọn ra 4 sản phẩm phù hợp nhất về mọi phương diện để đưa lên Amazon và đã đạt được kết quả hết sức tích cực”, ông Hải chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
18:25, 06/10/2022
18:11, 06/10/2022
04:24, 05/10/2022
14:46, 30/09/2022