Huyện Nga Sơn, có lợi thế nằm ở cửa ngõ và có hành lang kinh tế ven biển Đông Bắc nơi hội tụ nhiều yếu tố để phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao và kinh tế biển.
>>Huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) chuẩn hóa đội ngũ cán bộ trong tình hình kinh tế mới
Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ huyện Nga Sơn khóa XXIII xác định 3 chương trình trọng tâm. Với chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Chương trình nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới. Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ này, Đảng bộ huyện Nga Sơn đã triển khai các giải pháp thực hiện sát với tình hình thực tế của địa phương.
Với tiêu chí phát triển nông nghiệp bền vững, thực hiện mục tiêu tích tụ, tập trung đất đai phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao, huyện Nga Sơn đã ban hành nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, chọn tích tụ, tập trung đất đai, tăng cường áp dụng khoa học – kỹ thuật, đưa các loại cây trồng năng suất, chất lượng.
Để khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp, huyện đã ban hành, thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Cụ thể, hỗ trợ 70 triệu đồng cho 1.000m2 nhà màng, hỗ trợ 23 triệu đồng cho 1 hộ có diện tích từ 1.000m2 trở lên sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; chính sách đầu tư nâng cấp đường giao thông nội đồng, kênh mương cho các vùng sản xuất. Đến nay, toàn huyện Nga Sơn đã có 24/24 xã thực hiện tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp, với tổng diện tích khoảng 550 ha.
Hiện toàn huyện Nga Sơn có 20 ha nhà màng, nhà kính kết hợp tưới tiết kiệm, phục vụ sản xuất rau, củ, quả, hoa hữu cơ, tập trung ở các xã: Nga Giáp, Nga Thành, Nga Bạch, Nga Phượng, Nga Trung… Cùng với trồng trọt, huyện Nga Sơn cũng đang tích cực áp dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản. Toàn huyện có trên 25 ha nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, nuôi trong nhà lưới, nhà kính. Năng suất nuôi tôm thẻ trong nhà kính đạt 25-30 tấn 1 vụ; một năm nuôi được 3 vụ. Lợi nhuận trung bình của nông nghiệp công nghệ cao đạt hàng tỷ đồng/1 ha 1 năm. Nông nghiệp công nghệ cao đã giúp người dân tiếp cận phương thức làm ăn, sản xuất mới, hiện đại hơn và cho thu nhập cao hơn.
>>“Bức tranh” Nga Sơn sau gần 10 năm đổi mới
>>Nga Sơn: Đột phá phát triển kinh tế toàn diện
Điển hình tại xã Nga Thành một trong những điểm sáng trong phong trào phát triển kinh tế và phát huy sức mạnh nội sinh trong xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển kinh tế bền vững ở Nga Sơn. Quá trình giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, xã Nga Thành luôn xác định tiêu chí thu nhập là quan trọng nhất.
Ông Mai Văn Hào, xã Nga Thành cho biết, với mô hình trồng dưa vàng Kim Hoàng Hậu trong nhà lưới, nhà màng với diện tích 2000 m2 được chính quyền địa phương hỗ trợ từ chính sách đến nguồn vốn. Từ năm 2018 đến nay, mô hình trồng dưa Kim Hoàng Hậu theo tiêu chuẩn VietGap cho gia đình ông Hào nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đưa thu nhập của gia đình mình được nâng cao cũng như tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Huyện Nga Sơn cũng nằm trong top huyện dẫn đầu toàn tỉnh Thanh Hóa về số sản phẩm OCOP
Đảng bộ huyện Nga Sơn tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân để cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, tích cực khai thác tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế – xã hội.
Thời gian tới huyện Nga Sơn chỉ đạo các địa phương tiếp tục tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, phát triển mô hình nhà kính, nhà lưới; chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững; chuyển đổi đất trồng lúa, cói kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao, xây dựng vùng rau an toàn, trang trại tổng hợp, nuôi trồng thủy sản… Khuyến khích doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác liên kết với nông dân và doanh nghiệp để sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, quản lý tốt vùng triều, mặt nước ven biển, mở rộng mô hình nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm công nghệ cao. Phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học với quy mô hợp lý gắn với phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; khuyến khích các xã vùng màu phát triển trang trại chăn nuôi gàcó liên kết với các HTX, doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm