Ngẫm chuyện đất đai: (Bài 1) Những cú ngã giá phá nát thị trường

Diendandoanhnghiep.vn Sự lệch lạc của thị trường hay canh bạc của những kẻ giỏi nắm bắt cơ hội, biết cách thâu tóm đất đai?

Ai bẻ gãy mối quan hệ khăng khít giữa giá cả và giá trị đất đai?

Ai bẻ gãy mối quan hệ khăng khít giữa giá cả và giá trị đất đai?

>> LĂNG KÍNH CUỐI TUẦN: Đất đứng, cò ngồi, chính sách ra sao?

Ăn Tết xong, gia đình anh Tân ở Gio Linh (Quảng Trị) vui như trúng số vì có người mua đặt mua 10m đất gắn liền với nơi gia đình anh sinh sống, ngã giá 330 triệu/mét ngang. Một đời nông dân cóp nhặt chỉ đủ sống, thật khó để khước từ khối tiền khổng lồ như vậy.

Nhưng quá hạn cọc đã lâu, người mua chưa quay lại, anh vẫn giữ mấy trăm triệu tiền cọc làm “con tin”. Chưa biết số phận mấy trăm mét vuông đất mặt tiền quốc lộ ấy rồi sẽ về tay ai, nhưng chắc chắn một điều, kể từ đây người ta không thể bán cho ai với cái giá thấp hơn. Không biết tiền găm vào đất hay đất bị neo vào tiền (!?).

Người sở hữu cuối cùng sẽ làm gì với mảnh đất ở nông thôn như vậy để thu hồi vốn? Xây nhà, định cư? Phương án quá đắt đỏ không giành cho đa số. Sử dụng làm mặt bằng buôn bán, kinh doanh? Cũng chẳng hề khả thi trong một không gian mà 99% cư dân sống nhờ vào công việc đồng áng.

Đường Hồng Hà, một trong rất nhiều con đường kề cận với cổng vào sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Quận Bình Tân - TP HCM), hàng chục nghìn lượt xe qua lại mỗi ngày, nhưng tuyệt nhiên chẳng thấy bóng dáng của cái gọi là sầm uất thương mại hưởng lợi từ sân bay.

Khung cảnh tương tự cũng diễn ra ở khu vực xung quanh sân bay Phú Bài (Huế). Người đến đây chỉ để vào sân bay chứ không có nhu cầu giải trí, ăn uống, ngủ nghỉ.

Vì như vậy, chúng ta cũng đừng ảo mộng về chiếc sân bay ở tỉnh lẻ nằm giữa đồng không mông quạnh mỗi ngày vỏn vẹn chỉ thấy máy bay lên và xuống 2 lần ngang qua bụi tre sau nhà.

Ai? Thế lực nào đã bẻ gãy mối liên hệ mật thiết giữa giá cả và giá trị của hàng hóa đất đai? Nhiều người vin vào con đường lớn sắp mở, một cảng hàng không đang còn trên giấy, hay bản quy hoạch tổ hợp giao thông đồ sộ khó tin chỉ mới nghe loáng thoáng đâu đó bên bàn cà phê buổi sáng.

Nghe vậy thì tin vậy, chứ đồ rằng, hầu hết chúng ta không đủ khả năng để khai thác tiềm lực đất đai đang có - nếu đột nhiên một ngày đẹp trời trở thành vị trí đắc địa. Bởi đấy là câu chuyện khởi nghiệp vô cùng rủi ro, thất bại nhiều hơn thành công.

Hơn 3,3 tỷ đồng để mua miếng đất không lớn ở nông thôn, nghĩa là bằng tổng số tiền lương của một công nhân nhà máy may ở tỉnh lẻ làm việc liên tục trong 50 năm, không tiêu xài. Quả là không tưởng! Làm cả đời không đủ chẳng phải là cách nói khiêm nhường.

Nhìn vào tiến trình lịch sử kinh tế loài người, không hề có món hàng thiết yếu, cơ bản nào - như đất đai, mà những người dân bình thường phải mất cả đời lao động tích góp nhưng không mua nổi!

Chỉ có thể là chiêu thức của giới đầu sỏ, mua trên giấy, bán cũng trên giấy nhưng kiếm lãi thật, dân trong nghề gọi là “lướt sóng”, cứ mỗi lần lướt thành công giá cả mảnh đất lại tăng lên đến vô hạn, mà giá trị sử dụng đến mức nào mãi mãi là ẩn số không có lời giải đáp.

Vậy có nghĩa là có tồn tại thế lực vô hình nào đó quyết định đến giá cả bất động sản, mà công cụ điều tiết của nhà nước chỉ có tác dụng khi áp giá đền bù, giải tỏa, thu hồi bằng mệnh lệnh hành chính khô khốc.

Sự lệch lạc của thị trường hay trò chơi của nhà đầu cơ?

Sự lệch lạc của thị trường hay trò chơi của nhà đầu cơ?

Đất đai vẫn… bất động như tên gọi của nó, duy chỉ có dòng tiền nhàn rỗi nhảy múa, sinh sôi rồi gom vào túi người giàu, nếu nền kinh tế không đủ lý tưởng để người giàu tiêu tiền thì tất yếu họ sẽ nhằm vào đất đai của nông dân, nông nghiệp, nông thôn với đủ loại chiêu trò.

Không ai tin Tân Hoàng Minh thực sự xuống tiền đất Thủ Thiêm 2,45 tỷ đồng/m2 với lý do “không để vị trí đắc địa rơi vào tay nhà đầu tư nước ngoài”. Chẳng qua đó là cú kích nổ thị trường nhưng bị “xịt” và sau đó rầm rộ phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động tiền bạc phục vụ mục đích khác.

Nhiều người giàu lên nhờ đất nhưng số này chẳng nhằm nhò gì so với lớp người trẻ, xuất thân từ nông thôn, bôn ba ở đô thị, bị khước từ giấc mơ an cư, lạc nghiệp.

Sự lệch lạc của thị trường hay canh bạc của những kẻ giỏi nắm bắt cơ hội, biết cách thâu tóm đất đai? Đâu là nơi tồn tại cho người yếu thế? Sự bất bình đẳng trong phân phối của cải tự nhiên đang trở lại thời nguyên sơ dưới hình thái mới hào nhoáng?

Còn tiếp…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ngẫm chuyện đất đai: (Bài 1) Những cú ngã giá phá nát thị trường tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713517146 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713517146 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10