Ngân hàng số (Kỳ II): Thích ứng để tồn tại và phát triển

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù chưa phải là dấu chấm hết đối với ngân hàng truyền thống, song sự ra đời của ngân hàng số cũng buộc các nhà băng phải có những thay đổi nếu muốn tồn tại và phát triển trong kỷ nguyên số.

Không chỉ tại các nền kinh tế phát triển, mà ngay với nhiều quốc gia châu Á, kỷ nguyên số cũng đang làm thay đổi mô hình kinh doanh của các ngân hàng.

 Theo NHNN, đến nay có 94% ngân hàng bước đầu triển khai hoặc đang nghiên cứu, xây dựng chiến lược chuyển đổi số. (Khách hàng trải nghiệm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Vietcombank.p/Ảnh: H.Dịu)

Theo NHNN, đến nay có 94% ngân hàng bước đầu triển khai hoặc đang nghiên cứu, xây dựng chiến lược chuyển đổi số. (Khách hàng trải nghiệm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Vietcombank. Ảnh: H.Dịu)

Ngân hàng trong kỷ nguyên số

Việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (ML), phân tích dữ liệu nâng cao, công nghệ sổ cái phân tán (DLT), điện toán đám mây và các giao diện lập trình ứng dụng (APIs)… đang giúp các ngân hàng hàng tạo nên một cuộc cách mạng mới trong tiếp cận khách hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ.

So với dịch vụ eBanking (chỉ tập trung vào một số tính năng chính như chuyển tiền, thanh toán và tra cứu số dư tài khoản), ngân hàng số có thể thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng bằng hình thức trực tuyến. Giao dịch của ngân hàng số không cần đến các chi nhánh, giao dịch viên và giảm thiểu tối đa những thủ tục giấy tờ liên quan. Đồng thời, với ngân hàng số, khách hàng có thể thực hiện giao dịch mọi lúc, mọi nơi, không phụ thuộc vào thời gian, không gian. Hệ thống ứng dụng của ngân hàng số cũng có khả năng phân tích dữ liệu phục vụ việc ra quyết định nhanh hơn, chính xác hơn dựa trên sự lựa chọn của khách hàng và quản lý rủi ro của ngân hàng.

Tại Việt Nam, tiến trình số hóa của các nhà băng cũng diễn ra khá tích cực, nhưng còn nhiều vướng mắc, chẳng hạn như các cơ quan quản lý vẫn đang cân nhắc có nên cho phép các ngân hàng truy cập hệ thống dữ liệu của các công dân, doanh nghiệp để định danh khách hàng hay không. Hay như theo quy định của pháp luật hiện hành, địa điểm ký kết hợp đồng phải được xác định rõ ràng, nhưng với các hợp đồng trong ngân hàng số, yếu tố địa điểm này lại không phù hợp với pháp luật hiện hành...

Cần một hành lang pháp lý

Có thể khẳng định ngân hàng số là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, các ngân hàng Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó nổi lên là khuôn khổ pháp lý chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ.

Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ thanh toán NHNN cho biết, mặc dù Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định về xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán điện tử, thanh toán thẻ, cấp phép và giám sát các tổ chức phi ngân hàng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Tuy nhiên, vẫn còn trở ngại về mặt quy định, pháp lý, thủ tục giấy tờ trong hệ thống các văn bản hiện hành, khiến thanh toán số chưa thể mở rộng nhanh và dễ dàng tới nhóm khách hàng ưa tiện lợi.

Bên cạnh đó, hành lang pháp lý cho những vấn đề mới như bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính, bảo vệ tính riêng tư dữ liệu người dùng, chuẩn kết nối mở, chia sẻ dữ liệu (qua open API), nhận biết khách hàng điện tử eKYC vẫn chưa được ban hành để tạo cho các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán yên tâm đầu tư vào hạ tầng, giải pháp và nguồn nhân lực nhằm cung ứng những dịch vụ thanh toán số chất lượng.

“Hiện NHNN đang hoàn thiện khung khổ pháp lý, quản lý phù hợp với xu hướng phát triển ngân hàng số như hoàn thiện các quy định về an ninh, bảo mật trong lĩnh vực ngân hàng; xây dựng cơ chế về e-KYC, Open API...; hoàn thiện các hệ thống hạ tầng quan trọng hỗ trợ giao dịch thương mại, tài chính trong kỷ nguyên số; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính, FinTech; giám sát và quản lý an ninh mạng”, ông Dũng chia sẻ.

Các chuyên gia ngân hàng cũng cho rằng, để thúc đẩy ngân hàng số phát triển, cần xây dựng Chương trình hành động quốc gia toàn diện; hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư kết hợp sinh trắc học, nhân khẩu học để tạo tiền đề phát triển ngân hàng số. Bên cạnh đó, cần kiện toàn hệ thống hạ tầng cơ bản về tiền điện tử, ngân hàng đại lý, eKYC. Ngoài ra, cần đẩy mạnh các chương trình giáo dục về phổ cập tài chính và nghiên cứu, ban hành khung pháp lý quản lý Fintech theo hướng mở…

Bên cạnh hành lang pháp lý, một thách thức lớn nữa đối với sự phát triển của ngân hàng số chính là việc thay đổi thói quen và niềm tin của khách hàng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ngân hàng số (Kỳ II): Thích ứng để tồn tại và phát triển tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713555864 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713555864 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10