Ngân hàng UOB tiếp tục tăng cường 25.000 tỷ đồng vốn FDI vào Việt Nam

P. NHI 28/11/2020 10:44

Lễ ký kết trực tuyến Biên bản hợp tác (MOU) giữa Ngân hàng UOB với Cục đầu tư nước ngoài (FIA) tăng cường thêm 25.000 tỷ đồng (1,5 tỷ đôla Singapore) vốn FDI vào Việt Nam.

Ký kết MOU lần này, UOB nhằm tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp Singgapore nắm bắt cơ hội đầu tư vào Việt Nam, sau khi đã hoàn thành việc thúc đẩy 51.000 tỷ đồng (3 tỷ đôla Singapore) vốn đầu tư trong giai đoạn 2015 -2020.

Các lĩnh vực UOB đang hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu vực tập trung vào các lĩnh vực phát triển nhanh như: Năng lượng bền vững, sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khỏe và công nghệ. Đây là những lĩnh vực mà chính phủ Việt Nam ưu tiên cho đầu tư.

 UOB tiếp tục tăng cường 25.000 tỷ đồng vốn FDI vào Việt Nam

Ký kết trực tuyến (MOU)-UOB tiếp tục tăng cường 25.000 tỷ đồng vốn FDI vào VN

Kết nối hành lang thương mại ASEAN và Trung Quốc, Ngân hàng UOB đã giúp hơn 150 công ty nắm bắt cơ hội tại Việt Nam thời gian qua và sẽ tăng gấp đôi số lượng công ty trong Biên bản MOU lần này.. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) cũng được hưởng lợi như là một phần của chuỗi giá trị.

Hơn 2.000 việc làm tại Việt Nam dự kiến sẽ được tạo ra trong làn sóng đầu tư mới này. Đây là số việc làm tăng thêm so với hơn 17.000 việc làm được tạo ra trong thời gian thực hiện Biên bản MOU đầu tiên. Số lượng các công ty Singapore đầu tư vào Việt Nam cũng được dự đoán sẽ tăng lên nhờ sự gia tăng về đầu tư kinh doanh cũng như mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa hai nước.

Ông Wee Ee Cheong, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc tập đoàn UOB phát biểu: “Tại UOB, chúng tôi kiên định hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam kể từ khi chúng tôi đặt nền móng tại Việt Nam gần 30 năm trước. Trong những năm qua, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến sự trỗi dậy của Việt Nam, với nền kinh tế vững mạnh dự kiến sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư ở ASEAN vào cuối năm nay”.

Ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư cho biết: “ Trong 9 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã tiếp nhận thêm 336.000 tỷ đồng (tương đương 14 tỷ USD). Chính là sức mạnh và sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đưa Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hàng đầu cho nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trên toàn cầu, nhờ cơ hội kinh doanh đến từ dân số trẻ, lực lượng lao động có trình độ, cũng như tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh. Rất nhiều doanh nghiệp cũng đang có kế hoạch đầu tư vào hoặc mở rộng đầu tư, kinh doanh vào Việt Nam. Các nhà đầu tư được khích lệ bởi năng lực sản xuất tiên tiến và cải tiến, đổi mới sáng tạo công nghệ…”.

UOB nhằm tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp Singgapore nắm bắt cơ hội đầu tư vào Việt Nam,

UOB, FIA  tăng cường hỗ trợ các DN Singgapore nắm bắt cơ hội đầu tư vào VN,

Trên cơ sở MOU với UOB, FIA sẽ cung cấp thông tin về các định hướng và chính sách thu hút đầu tư vào Việt Nam; hỗ trợ các nhà đầu tư do UOB giới thiệu để thực hiện các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu và tiến hành các thủ tục đầu tư - kinh doanh theo quy định của pháp luật; hỗ trợ hoặc xem xét giải quyết hoặc phản ánh kiến nghị của các nhà đầu tư nói trên đến các cơ quan có thẩm quyền liên quan.

Bộ phận hỗ trợ Đầu tư nước ngoài của UOB sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư là các công ty, tập đoàn trong mạng lưới khách hàng của UOB những thông tin về thị trường Việt Nam, hỗ trợ gia nhập thị trường, các giải pháp tài chính cụ thể, cũng như kết nối các khách hàng với các cơ hội kinh doanh trong khu vực…

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 lên 7,1%?

    Vì sao UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 lên 7,1%?

    03:00, 10/10/2020

  • UOB BizMerchant được trao giải thưởng Sáng Kiến Tài Chính Toàn Diện

    UOB BizMerchant được trao giải thưởng Sáng Kiến Tài Chính Toàn Diện

    20:36, 27/05/2020

  • UOB ra mắt Chương trình The Business Circle

    UOB ra mắt Chương trình The Business Circle

    10:11, 17/09/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ngân hàng UOB tiếp tục tăng cường 25.000 tỷ đồng vốn FDI vào Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO