Ngành dệt may sẽ chờ phục hồi trong năm 2024?

MINH NGỌC 17/12/2022 00:01

Chuyên gia VNDirect nhận định nhu cầu của các thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, Mỹ, EU và thậm chí cả Trung Quốc, sẽ giảm hơn nữa vào năm 2023.

Chuyên gia VNDirect nhận định nhu cầu của các thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, Mỹ, EU và thậm chí cả Trung Quốc, sẽ giảm hơn nữa vào năm 2023.

Chuyên gia VNDirect nhận định nhu cầu của các thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, Mỹ, EU và thậm chí cả Trung Quốc, sẽ giảm hơn nữa vào năm 2023.

Theo báo cáo Chiến lược đầu tư năm 2022 của Công ty CP Chứng khoán VNDirect, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng trưởng tốt 17,3% so với cùng kỳ trong 9 tháng 2022 nhưng bắt đầu chậm lại trong quý 3/2022 (giảm 2,9% so với quý trước). Theo đó, VNDirect nhận định nhu cầu của các thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, Mỹ, EU và thậm chí cả Trung Quốc, sẽ giảm hơn nữa vào năm 2023.

Trong quý 3/2022, tổng doanh thu của các công ty dệt may đang niêm yết tăng 23,3% so với cùng kỳ nhờ mức nền thấp trong quý 3/2021 trong khi lọi nhuận ròng trong quý 3/2022 tăng 61,3%, nhưng giảm 32,2% so với quý trước do ảnh hưởng của lạm phát cao và rủi ro suy thoái tại các thị trường xuất khẩu chính.

Biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp dệt may tăng nhẹ 0,3 điểm % chủ yếu nhờ giá nguyên vật liệu đầu vào giảm. Bên cạnh đó, chi phí tài chính của các công ty dệt may tăng vọt 126,9% so với cùng kỳ do lỗ tỷ giá từ nhập khẩu nguyên vật liệu và nợ vay bằng USD. Nhìn chung, doanh thu và lợi nhuận ròng của ngành trong 9 tháng năm 2022 lần lượt tăng 23,6% và 41% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, một số công ty dệt may đã ghi nhận khoản lỗ lớn từ chênh lệch tỷ giá do đồng Euro suy yếu. Top các công ty ghi nhận tăng trưởng kết quả kinh doanh 9 tháng 2022 mạnh nhất bao gồm: Tổng công ty CP May Việt Tiến (VGG tăng 255,3%), Tổng công ty CP May Hoà Thọ (HTG tăng 130,3%) và Công ty CP Dệt may - đầu tư - thương mại Thành Công (TCM tăng 86,4%).

Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng trưởng tốt 17,3% so với cùng kỳ trong 9 tháng 2022 nhưng bắt đầu chậm lại trong quý 3/2022 (giảm 2,9% so với quý trước). VNDirect nhận định nhu cầu của các thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, Mỹ, EU và thậm chí cả Trung Quốc, sẽ giảm hơn nữa vào năm 2023.

>>Doanh nghiệp dệt may gặp khó vào cuối năm

"Theo nghiên cứu thị trường của chúng tôi, các đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam đã giảm kể từ  tháng 7/2022 do lượng hàng tồn kho cao tại các nhà bán lẻ lớn của Mỹ như Adidas, Nike, ... Theo báo cáo hàng quý mới nhất, Adidas và Nike có mức tăng mạnh 44% và 35% so với cùng kỳ về lượng hàng tồn kho do sức tiêu thụ yếu", ông Nguyễn Đức Hảo - chuyên gia VNDirect cho hay.

Cũng theo ông Hảo, giá nguyên liệu đầu vào như sợi cotton, sợi polyester sẽ giảm 1%-3% so với cùng kỳ vào năm 2023 do nhu cầu giảm kèm theo đó là giá dầu và giá bông chững lại. Tuy nhiên, với thách thức phía trước, chúng tôi cho rằng các công ty dệt may sẽ chuyển hướng sản xuất sang các mặt hàng có giá trị thấp hơn trong bối cảnh lạm phát tăng cao. Do đó, biên lợi nhuận của các công ty dệt may sẽ giảm 0,8 -1,0 điểm % so với cùng kỳ vào năm 2023.

Ông Hảo cho rằng, việc Trung Quốc sớm mở cửa nền kinh tế trở lại vào năm 2023 có thể là một chất xúc tác cho sự phục hồi. Theo đó, ngành sợi sẽ có xu hướng phục hồi trước do Trung Quốc là nhà nhập khẩu sợi chính của Việt Nam, chiếm 48% tổng giá trị xuất khẩu. Các nhà sản xuất sợi có tỷ trọng xuất khẩu lớn sang Trung Quốc như Công ty CP Dệt Sợi Damsan (ADS) sẽ được hưởng lợi.

"VNDirect cũng kỳ vọng, với triển vọng xuất khẩu dệt may sang EU sẽ sáng sủa hơn từ quý 3/2023 do các sản phẩm dệt may sẽ được giảm thuế nhập khẩu vào thị trường EU vào năm 2023 nhờ EVFTA. Bên cạnh đó, Ủy ban châu Âu dự báo lạm phát khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ đạt 8,3% vào năm 2022, trước khi giảm xuống 4,3% vào năm 2023. Do đó, chúng tôi kỳ vọng một số doanh nghiệp dệt may xuất khẩu vest, sơ mi, quần, váy sang châu Âu như: Công ty CP May Sông Hồng, Tổng công ty May 10, Tổng công ty CP May Việt Tiến, Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG sẽ được hưởng lợi từ EVFTA", ông Hảo cho hay.

Có thể bạn quan tâm

  • TÌM LỐI RA CHO DỆT MAY: (Bài 1) Sức ép đè nặng

    TÌM LỐI RA CHO DỆT MAY: (Bài 1) Sức ép đè nặng

    05:00, 15/12/2022

  • Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa phát huy vai trò kết nối

    Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa phát huy vai trò kết nối

    09:48, 10/12/2022

  • Doanh nghiệp dệt may “co kéo” để giữ lao động

    Doanh nghiệp dệt may “co kéo” để giữ lao động

    04:30, 29/11/2022

  • Sớm phê duyệt Chiến lược phát triển dệt may

    Sớm phê duyệt Chiến lược phát triển dệt may

    03:00, 14/11/2022

  • Doanh nghiệp dệt may gặp khó vào cuối năm

    Doanh nghiệp dệt may gặp khó vào cuối năm

    03:45, 05/11/2022

  • Cảnh báo doanh nghiệp ngành dệt may giảm tỷ trọng

    Cảnh báo doanh nghiệp ngành dệt may giảm tỷ trọng

    04:00, 01/10/2022

  • Doanh nghiệp dệt may đang cố gắng duy trì đèn sáng trong xưởng

    Doanh nghiệp dệt may đang cố gắng duy trì đèn sáng trong xưởng

    00:06, 22/09/2022

  • Ngành dệt may nửa cuối năm 2022: Nhiều thách thức còn ở phía trước

    Ngành dệt may nửa cuối năm 2022: Nhiều thách thức còn ở phía trước

    10:00, 11/09/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ngành dệt may sẽ chờ phục hồi trong năm 2024?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO