Nghệ An: Doanh nghiệp vận tải đường bộ lại tiếp tục lao đao vì COVID – 19

Ngọc Thái 10/08/2020 07:10

Sau khi được “hồi sinh” chưa lâu do dịch COVID -19 gây ra, các doanh nghiệp vận tải ở Nghệ An lại tiếp tục lao đao vì “cơn bão” dịch bệnh này tiếp tục hoành hành trở lại.

Chính vì vậy, không ít doanh nghiệp vận tải đường bộ tại các địa phương nói trên đang phải gồng mình duy trì hoạt động, thậm chí nhiều đơn vị rơi vào cảnh phá sản.

“Tiến thoái lưỡng nan”

Đây là cảnh mà hàng trăm doanh nghiệp vận tải ở Nghệ An đang gặp phải trong giai đoạn hiện nay trước ảnh hưởng của dịch COVID -19 gây ra.

Bởi họ cho rằng, mặc dù Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương đã tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện “nhiệm vụ kép” là vừa phát triển kinh tế, vừa tham gia chống dịch COVID -19 nhưng họ vẫn đang gặp cảnh loay hoay tìm hướng đi cho mình.

Đó là chưa nói, vì tác động của dịch COVID -19, hệ thống Logistics gần như tê liệt hoàn toàn khiến hệ thống kho bãi, luân chuyển, hàng đến và đi…đang rơi cảnh bế tắc. Chính vì vậy, theo thống kê trong số hơn 400 doanh nghiệp vận tải ô tô ở Nghệ An thì hiện nay chỉ có hơn 200 đơn vị đang phải oằn mình duy trì hoạt động.

“Nếu chúng tôi không hoạt động, tìm kiếm nguồn hàng để vận chuyển thì không có nguồn thu. Và, nếu không có nguồn thu thì doanh nghiệp sẽ “chết lâm sang” vì lãi suất ngân hàng, các khoản thuế phí sẽ không biết lấy đâu ra để trang trải cả.

Khan hiếm nguồn hàng hóa, doanh nghiệp vận tải ô tô đang gặp cảnh tiến thoái lưỡng nan vì dịch COVID -19

Khan hiếm nguồn hàng hóa, doanh nghiệp vận tải ô tô đang gặp cảnh tiến thoái lưỡng nan vì dịch COVID -19

Phương tiện xe máy nếu đứng yên 1 ngày thôi thì chúng tôi bị thiệt hại rất lớn do hao hụt dòng tiền tái sinh. Điều này kéo theo nhiều hệ lụy khiến doanh nghiệp hiện nay đang rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan” – Đại diện một doanh nghiệp có hàng trăm phương tiện vận tải liên vận Việt – Lào có trụ sở tại Nghệ An cho biết.

Ngoài những khó khăn về nguồn hàng để duy trì hoạt động vận tải, nhiều doanh nghiệp đang còn gặp khó khăn về nhân lực để vận hành phương tiện.

Bởi nếu như ở trạng thái bình thường, việc vận tải lưu thông phương tiện và hàng hóa liên vận như Việt – Lào muốn duy trì thì phải thực hiện theo cơ chế đổi tài. Có nghĩa là, nếu phương tiện muốn lưu thông qua cửa khẩu biên giới thì bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện theo cơ chế cách ly con người ngay tại điểm làm thủ tục thông quan, xuất nhập cảnh.

Chính vì vậy, nhân lực là tài xế điều khiển phương tiện cũng bắt buộc phải nhân lên gấp đôi theo cơ chế một tài xế ở Việt và một tài xế bên nước bạn. Điều này sẽ phát sinh theo nhiều khoản chi phí ăn ở, đi lại vì nhân công phải tăng lên gấp 2 lần so với trước kia.

Nhiều doanh nghiệp đã phải chấp nhận “đắp chiếu” do không thể cân đối được thu – chi để duy trì hoạt động vận tải đường bộ.

Mòn mỏi chờ cơ chế hỗ trợ

Trước ảnh hưởng của dịch COVID -19, từ tháng 5/2020, Hiệp hội doanh nghiệp vận tải các địa phương trong đó có Nghệ An và Hà Tĩnh cũng đã tập hợp ý kiến để kiến nghị lên các Bộ, ngành Trung ương sớm ban hành cơ chế hỗ trợ như miễn giảm thuế, phí đường bộ, đăng kiểm…

Đơn cử, tại Nghệ An, Hiệp hội vận tải ô tô tỉnh này đề nghị miễn thu 100% trong 03 tháng (3,4,5/2020) phí sử dụng đường bộ thu trên đầu phương tiện và giảm 50% trong các tháng còn lại của năm 2020;

Đề nghị giảm 50% phí đăng kiểm xe cơ giới và giảm phí BOT trên các tuyến đường bộ…

Ngoài ra, Hiệp hội vận tải ô tô Nghệ An cũng đề nghị các ngân hàng, tổ chức tín dụng (nơi cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư kinh doanh) có giải pháp giãn nợ, hạ lãi suất cho vay đối với các hợp đồng vay vốn để đầu tư phương tiện vận tải, hoặc đang thế chấp tại tổ chức cho vay vốn.

Được biết, trước đó, vào tháng 4/2020, Bộ Giao thông vận tải cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét đề xuất giải pháp cho phép doanh nghiệp ngành GTVT bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh được giãn thời gian đóng các loại thuế, phí như thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp…

Gặp không ít khó khăn do dịch COVID -19 nhưng cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vận tải ô tô vẫn đang mòn mỏi chờ đợi

Gặp không ít khó khăn do dịch COVID -19 nhưng cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vận tải ô tô vẫn đang mòn mỏi chờ đợi

Vậy nhưng, đến thời điểm hiện nay, các khoản hỗ trợ đối với doanh nghiệp vận tải đường bộ vẫn chưa thể tiếp cận được chủ trương này.

Ông Nguyễn Văn Hùng – Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Nghệ An cho rằng, cơ chế chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành vận tải đường bộ trong đại dịch COVID -19 đến nay vẫn còn nhiều bất cập.

Hơn 400 doanh nghiệp vận tải đường bộ ở Nghệ An vẫn chưa được hỗ trợ về phí đường bộ, đăng kiểm…trong khi dịch COVID -19 đang tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp.

“Dịch COVID -19 xảy ra, Chính phủ yêu cầu một số địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội và làm tốt “nhiệm vụ kép” nhưng doanh nghiệp vận tải lại đang phải mòn mỏi chờ các cơ chế chính sách hỗ trợ.

Chúng tôi đề nghị Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương cần sớm tháo gỡ các bất cập đang đề nặng lên vai các doanh nghiệp vận tải trong suốt thời gian qua” – Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Nghệ An đề nghị.

Có thể bạn quan tâm

  • Chủ trại lao đao vì mua phải lợn giống mắc dịch ở Nghệ An: Cơ quan chức năng nói gì?

    Chủ trại lao đao vì mua phải lợn giống mắc dịch ở Nghệ An: Cơ quan chức năng nói gì?

    00:12, 03/08/2020

  • Nghệ An tập trung đầu tư 09 công trình hạ tầng trọng điểm

    Nghệ An tập trung đầu tư 09 công trình hạ tầng trọng điểm

    09:58, 31/07/2020

  • Phát động cuộc thi “990 năm đất và người Nghệ An”

    Phát động cuộc thi “990 năm đất và người Nghệ An”

    18:03, 29/07/2020

  • Sai phạm tại các chung cư cao tầng ở Nghệ An: Giám đốc Sở Xây dựng giải trình như thế nào?

    Sai phạm tại các chung cư cao tầng ở Nghệ An: Giám đốc Sở Xây dựng giải trình như thế nào?

    04:30, 27/07/2020

  • Nghệ An: Chấm dứt hoạt động 11 “siêu dự án” nhà ở

    Nghệ An: Chấm dứt hoạt động 11 “siêu dự án” nhà ở

    06:00, 23/07/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nghệ An: Doanh nghiệp vận tải đường bộ lại tiếp tục lao đao vì COVID – 19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO