Các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu gặp khó khăn liên quan đến pháp lý, thủ tục hành chính và khả năng tiếp cận các bất động sản có chất lượng còn hạn chế.
>>Hết thời “cò đất”
Theo dữ liệu của Cushman & Wakefield cho thấy, tổng giá trị giao dịch đầu tư và M&A bất động sản trong 9 tháng đầu năm nay đạt 729 triệu USD, giảm 33% so với cùng kỳ trước đó, chủ yếu do thiếu thương vụ có giá trị lớn. Trong đó, các nhà đầu tư gốc Á từ Singapore, Malaysia, Đài Loan và Hàn Quốc chiếm ưu thế.
Qua số liệu trên cho thấy, các nhà đầu tư ngoại vẫn chiếm ưu thế trong hoạt động giao dịch, thu mua và đầu tư bất động sản. Trong khi đó, khối nội chỉ chiếm dưới 10% tổng số lượng giao dịch.
>>Cảnh báo "bẫy" lừa đảo khi mua nhà trên đất nông nghiệp
Theo bà Trang Bùi - Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, thực tế dù nền kinh tế đang chậm lại và có nhiều tài sản đang thoái vốn, tuy nhiên danh mục dự án phù hợp để các nhà đầu tư nước ngoài "xuống tiền" lại không nhiều. Nguyên nhân chính đến từ các vấn đề liên quan đến mặt pháp lý, sự chênh lệch về kỳ vọng giá từ cả hai bên và quy trình bồi thường phức tạp. Nếu gỡ được những vướng mắc về pháp lý, hoạt động M&A bất động sản dự kiến bùng nổ trong hai đến ba năm tới.
Ông Neil MacGregor - Giám đốc điều hành Savills Việt Nam cũng đã chỉ ra rằng, những nhà đầu tư nước ngoài đang đối mặt với những thách thức lớn liên quan đến thủ tục hành chính tại Việt Nam, đặc biệt là trong việc giải quyết các khoản phí sử dụng đất. Trong khi đó, việc giải quyết các chi phí này, đặc biệt là việc phê duyệt quy hoạch 1/500 đóng vai trò quan trọng với các dự án. Hiện nay, còn ít dự án được hoàn thiện về mặt pháp lý, tạo ra tình trạng khan hiếm về nguồn tín dụng do các ngân hàng gặp khó trong quá trình xét duyệt tài sản thế chấp trước khi cấp vay.
Do vậy, việc hoàn thành các giao dịch M&A sẽ tiếp tục gặp khó khăn cho đến khi có những thay đổi rõ ràng trong việc giải quyết các khoản phí sử dụng đất và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bên cạnh đó, VARS cũng cho rằng, nhà ở và bất động sản công nghiệp vẫn là hai phân khúc thu hút nhiều sự quan tâm và tìm kiếm của các nhà đầu tư. Tuy vậy, những vướng mắc về pháp lý vẫn là rào cản khiến các thương vụ bị “kìm chân”, các nhà đầu tư ngoại từ đó cũng không có nhiều cơ hội chọn lựa, làm hoạt động M&A phát triển không tương xứng với tiềm năng.
Mặc dù còn nhiều thách thức, theo bà Trang Bùi, đây vẫn là thời điểm phù hợp để các doanh nghiệp tăng cường hoạt động "thâu tóm" hay liên kết hợp tác, đặc biệt là những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh. Với mức lãi suất đã giảm, nhiều nghị định và quy định mới gỡ vướng cho các dự án bất động sản đã được ban hành, cùng với nhiều giải pháp tích cực khác mà Chính phủ đang thực hiện để cải thiện tính minh bạch và chấp hành pháp luật, môi trường kinh doanh nói chung. Những quy định mới sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và thực hiện liên kết hợp tác một cách thuận lợi hơn.
Cùng với đó, Savills cho rằng, Việt Nam với nền kinh tế vững mạnh được thúc đẩy bởi dân số đông, sự phát triển cơ sở hạ tầng, đô thị hóa, khoản đầu tư dồi dào trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng, nếu khung pháp luật cho phép, dự kiến hoạt động M&A bất động sản sẽ bùng nổ trong vòng hai đến ba năm tới.
Có thể bạn quan tâm
Nhà đầu tư ngoại gặp nhiều rào cản khi rót vốn vào bất động sản Việt Nam
08:22, 01/12/2023
M&A bất động sản bước vào giai đoạn tăng tốc
05:00, 30/11/2023
Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) vừa thông qua: Siết phân lô, bán nền
15:26, 28/11/2023
“Kẽ hở” cho ngân hàng kinh doanh bất động sản
14:35, 28/11/2023
Bước chuyển mình cho các dự án bất động sản
13:58, 28/11/2023