Nhận diện “Chiến tranh lạnh 2.0”

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 15/06/2020 05:40

"Chiến tranh lạnh" đang âm thầm diễn ra xung quanh mối quan hệ Mỹ - Trung. Các nước nhỏ cần linh hoạt để thay đổi chính sách tiếp cận nhằm tránh bị dồn về một phía.

Từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, đến những hỗn loạn bên lề dịch bệnh COVID-19 và sự gia tăng tính chất đơn phương của người Mỹ - tất cả đang cho thấy thế giới đang phân cực mãnh liệt. “Chiến tranh lạnh” dần hiện rõ.

Nhìn vào mối quan hệ nhợt nhạt giữa các siêu cường sẽ thấy rõ phần nào tình trạng không mấy tốt đẹp trên toàn cầu. Thực tế, bang giao Mỹ và Trung Quốc ngày càng đi xuống. Từ một vài tranh chấp kinh tế, đến các vấn đề lãnh thổ, chính trị, uy tín nhân phẩm của nhau cũng bị lôi ra tỉa tói.

Công thư của Phái đoàn thường trực Mỹ gửi Liên Hợp Quốc phản đối yêu sách của Trung Quốc. Ảnh: USUN

Công thư của Phái đoàn thường trực Mỹ gửi Liên Hợp Quốc phản đối yêu sách của Trung Quốc. Ảnh: USUN

Sau nhiều chục năm “kiên nhẫn” chờ đợi Trung Quốc sẽ trở thành một nền kinh tế “hiền lành” nhưng điều đó đến bây giờ chắc chắn không xảy ra. Nhất là khi dịch bệnh COVID-19 tiêm thêm mâu thuẫn để các phía có lý do chĩa mũi dùi về phía nhau một cách quyết liệt hơn.

Với sự hiện diện ngày một dày hơn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Washington - ngoài việc mang đến sự chọn lựa thái độ chính trị cho nhiều nước nhỏ, còn để lại sự phân vân không nhỏ về mặt ý thức hệ. Hiện tượng dễ thấy nhất ở châu Á vào lúc này là nhiều quốc gia phụ thuộc kinh tế chặt chẽ vào Trung Quốc, nhưng lại được đảm bao an ninh quốc phòng, chính trị bởi Mỹ!

Thứ đảm bảo cho cuộc chiến lạnh lần này không phải là số lượng đầu đạn hạt nhân trong kho chiến lược; số lượng vệ tinh được phóng lên không gian. Mà là thực trạng nền kinh tế; tổng số tiền cho vay trên toàn cầu và số lượng đồng minh “có thực lực” của đôi bên...

“Chiến tranh lạnh” lần này cũng cho thấy các bên đang “chính trị hóa các khái niệm khoa học”. Ví dụ, Ấn Độ - Thái Bình Dương, bản thân nó là vùng địa lý-sinh học. Hoặc, “bộ tứ kim cương” cách gọi khác đi của 4 quốc gia Nhật, Ấn Độ, Úc và Mỹ. Nhưng, từ khi Mỹ-Trung căng thẳng, khái niệm này trở nên “nhạy cảm”.

Khu vực này xưa nay đã đảm nhiệm vai trò lưu thông cho kinh tế toàn cầu, hơn 30 triệu thùng dầu qua đây mỗi ngày, nạn cướp biển dữ dội. Nhưng chỉ có thế thì Mỹ và đồng minh cũng chưa thể “nâng tầm chiến lược” như vậy. Phải có thể xúc tác đủ mạnh chính là “sự trỗi dậy của Trung Quốc”.

Điều đáng lo nhất trong cuộc chiến này là khiến các nước nhỏ bị mắc kẹt giữa hai làn đạn. Một mặt, họ không muốn phụ thuộc quá sâu vào Bắc Kinh, nhưng cũng không hoàn toàn tin tưởng vào tầm nhìn của Mỹ tại khu vực.

Có điều, ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc đối với châu Á-Thái Bình Dương đã rất rõ, chẳng ngoại trừ các đồng minh của Mỹ. Trong khi đó có rất ít quốc gia thực sự hưởng lợi từ chính sách mới của ông Trump. Vì vậy, Nhà trắng tỏ ra quan tâm sâu sắc hơn với tình hình Biển Đông cũng chưa phải là tin tốt lành.

Cũng chẳng thể biết rõ ràng rằng, liệu “nước Mỹ trên hết” có lan sang tận phương Đông? Thậm chí, giới phân tích còn hoài nghi, liệu có phải Washington đang thực hiện “ông Trump trên hết”?.

Và, địa bàn cuộc chiến này không nơi nào khác ngoài châu Á- Thái Bình Dương, trong đó Biển Đông chắc chắn là “chiến trường” ác liệt nhất. Từ năm 1974 đến nay, Trung Quốc luôn âm thầm “gặm nhấm” các đảo, bãi cạn trên Biển Đông. Nhưng mãi đến 2019 Mỹ mới chính thức tham gia vào cuộc chiến pháp lí công hàm 2.0 về mở rộng thềm lục địa ở Biển Đông do Malaysia khởi xướng.

"Chiến tranh lạnh" lần này chỉ giải quyết bí bách nội bộ của một vài siêu cường (Hình minh họa)

“Chiến tranh lạnh” lần này chẳng giải quyết được việc gì lớn lao, ngoài thỏa mãn nhu cầu của các nước lớn. Riêng tình hình châu Á- Thái Bình Dương sẽ căng thẳng hơn. Vì Trung Quốc sẽ hung hăng hơn, còn Mỹ sẽ quyết tâm hơn...

Trong bối cảnh rối ren này, các chính phủ cần linh hoạt để thay đổi chính sách tiếp cận nhằm tránh thiệt hại, tránh bị dồn về một phía. Nói một cách cụ thể - hơn lúc nào hết, dòng vống FDI, nhưng cái “bắt tay” lúc này sẽ không tách rời “tính chất chính trị” ẩn chứa trong đó.

Có thể bạn quan tâm

  • Siêu máy tính -

    Siêu máy tính - "mặt trận" nóng giữa Mỹ và Trung Quốc

    06:30, 04/07/2019

  • Thỏa thuận thương mại:

    Thỏa thuận thương mại: "Endgame" của Mỹ và Trung Quốc?

    12:15, 02/05/2019

  • Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận bên lề Hội nghị G20?

    Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận bên lề Hội nghị G20?

    07:54, 02/12/2018

  • Mỹ và Trung Quốc chạy đua với nhau trong lĩnh vực AI

    Mỹ và Trung Quốc chạy đua với nhau trong lĩnh vực AI

    05:00, 30/09/2018

  • Mỹ và Trung Quốc tăng cường kiểm soát các tập đoàn công nghệ

    Mỹ và Trung Quốc tăng cường kiểm soát các tập đoàn công nghệ

    04:30, 31/08/2018

  • Mỹ và Trung Quốc có dễ dàng

    Mỹ và Trung Quốc có dễ dàng "đường ai nấy đi"?

    04:30, 13/08/2018

  • Mỹ và Trung Quốc ký các thỏa thuận thương mại trị giá 250 tỷ USD

    Mỹ và Trung Quốc ký các thỏa thuận thương mại trị giá 250 tỷ USD

    16:40, 10/11/2017

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nhận diện “Chiến tranh lạnh 2.0”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO