Nhận diện lực đẩy thị trường bất động sản vùng TP.HCM mở rộng năm 2021

ĐÌNH ĐẠI 16/04/2021 10:37

Tại hội thảo “Nhận diện lực đẩy thị trường BĐS vùng TP.HCM mở rộng năm 2021”, các chuyên gia cho rằng phát triển vùng TP.HCM có ý nghĩa quan trọng đối với thị trường BĐS đô thị liên vùng.

Theo TS. Nguyễn Tuấn Anh – Tổng Biên tập Tạp chí Nhà đầu tư, năm 2017 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2076/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu phát triển vùng TP.HCM trở thành một vùng đô thị lớn phát triển năng động và bền vững, có vai trò, vị thế quan trọng trong khu vực.

Các chuyên gia và doanh nghiệp thảo luận tại hội thảo.

Các chuyên gia và doanh nghiệp thảo luận tại hội thảo

Theo đó, vùng TP.HCM có diện tích khoảng 30.000 km2 được quy hoạch thành 4 tiểu vùng gồm: Tiểu vùng đô thị Trung tâm (bao gồm TP.HCM và vùng phụ cận các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai); Tiểu vùng phía Đông (bao gồm: các tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu); Tiểu vùng tây Bắc (bao gồm các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh và phía Bắc tỉnh Bình Dương); Tiểu cùng phía tây Nam (bao gồm tỉnh Tiền Giang và một phần tỉnh Long An).

Quyết định này của Thủ tướng Chính phủ đã tạo hành lang pháp lý quan trọng nhằm thu hút đầu tư phát triển các đô thị vệ tinh và thị trường bất động sản các tỉnh vùng ven. Bên cạnh đó, việc siết chặt quy trình thủ tục cấp phép dự án tại TP.HCM đã khiến nguồn cung dự án mới trên địa bàn Thành phố sụt giảm đáng kể, càng làm cho thị trường bất động sản tại các tỉnh lân cận phát triển mạnh mẽ”, TS. Nguyễn Tuấn Anh cho biết.

Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Tuấn Anh, tình trạng đầu tư ồ ạt phát triển bất động sản tại một số khu vực, trong khi các khu vực khác có tiềm năng lại chưa được chú ý dẫn tới tình trạng mất cân bằng phát triển các đô thị vệ tinh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phá vỡ quy hoạch chung. Hệ thống kết cấu hạ tầng của TP.HCM và hạ tầng kết nối các tỉnh trong vùng thiếu đồng bộ, ngày càng quá tải, đang là yếu tố kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thị trường bất động sản nói riêng tại các tỉnh trong vùng. Ngoài ra, tình trạng sốt đất do những thông tư chưa rõ ràng về dự án về quy hoạch cũng đang tiềm ẩn rủi ro cao đối với các nhà đầu tư.

Ông Lê Đỗ Mười – Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải, Bộ GTVT cho biết, với phương châm “giao thông đi trước mở đường”, hạ tầng giao thông đóng vai trò hết sức quan trọng, là nòng cốt đảm bảo kết nối liên thông, phát triển đồng bộ các khu vực đô thị vệ tinh là vấn đề được Đảng, Nhà nước và chính quyền các địa phương đang rất quan tâm phát triển và có tác động lớn đến việc khai thác tiềm năng BĐS.

Ông Lê Đỗ Mười – Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải, Bộ GTVT.

Ông Lê Đỗ Mười – Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải, Bộ GTVT.

Cũng theo ông Mười, Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2050, TP.HCM sẽ kết nối với các cực tăng trưởng trong vùng theo các cực hành lang xuyên tâm, hướng tâm và các cực vành đai liên kết vùng. Cụ thể, về đường bộ, hệ thống đường bộ liên kết với TP.HCM với các tỉnh trong vùng chủ yếu thông qua 5 tuyến cao tốc, 10 tuyến quốc lộ và 3 tuyến vành đai của TP.HCM.

Ngoài ra, hệ thống đường sắt đô thị với 08 tuyến, 03 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray; hệ thống đường thủy nội địa kết nối trong vùng gồm 05 tuyến đường thủy nội địa và 01 tuyền vận tải biển; hệ thống các cảng biển, cảng hàng không…phục vụ cho kết nối liên vùng.

Dưới góc nhìn của một chuyên gia về nghiên cứu và phát triển BĐS, ông Nguyễn Hoàng – Giám đốc R&D của DKRA Việt Nam cho rằng, thị trường BĐS nhà ở TP.HCM từ lâu đã không còn giới hạn về địa giới hành chính, mà đã mở rộng sang các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An và thậm chí là Bình Phước và Bình Thuận.

Trong những năm qua, thị trường BĐS TP.HCM và các tỉnh lân cận luôn có sự liên kết chặt chẽ, sự đồng hành, tung hứng và hỗ trợ, cũng như được coi là bù đắp cho nhau. “Nếu như năm 2020, thị trường BĐS TP.HCM có sự suy giảm ở tất cả các phân khúc, thì các tỉnh kế bên lại có sự sôi động tiếp sức ở mỗi phân khúc như bù đắp cho sự thiếu hụt của thị trường”, ông Nguyễn Hoàng cho biết.

Ông Hoàng cho rằng, phạm vi vùng TP.HCM bao gồm TP.HCM và 7 tỉnh lân cận là Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai và Tiền Giang. Trên thực tế, các nhà đầu tư lớn đã có sự chuẩn bị và bắt đầu lập các dự án lớn tại các tỉnh giáp ranh với TP.HCM từ trước khi Quyết định 2076 được phê duyệt.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Trung Tín – Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BĐS An Gia cho biết, trong quá trình triển khai dự án, hầu hết các doanh nghiệp BĐS đều rất cần sự hỗ trợ lớn từ trung ương cũng như các địa phương để đẩy nhanh và hoàn thiện các thủ tục pháp lý. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp, người mua nhà, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi diện mạo thị trường BĐS Việt Nam hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

  • Đà Nẵng lên phương án

    Đà Nẵng lên phương án "chấn chỉnh" các ki-ốt bất động sản

    17:00, 14/04/2021

  • Tín dụng đổ vào chứng khoán và bất động sản tăng mạnh

    Tín dụng đổ vào chứng khoán và bất động sản tăng mạnh

    13:16, 14/04/2021

  • Cơ hội vàng đầu tư bất động sản Uông Bí

    Cơ hội vàng đầu tư bất động sản Uông Bí

    09:00, 14/04/2021

  • Chưa có nguy cơ xảy ra “bong bóng” bất động sản

    Chưa có nguy cơ xảy ra “bong bóng” bất động sản

    14:03, 12/04/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nhận diện lực đẩy thị trường bất động sản vùng TP.HCM mở rộng năm 2021
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO